»

Thứ bảy, 23/11/2024, 04:35:27 AM (GMT+7)

Nông dân vùng lũ làm giàu từ bưởi da xanh

(10:30:40 AM 04/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Trong khi nhiều loại nông sản chủ lực tại đồng bằng sông Cửu long, thậm chí lúa gạo – mặt hàng chiến lược, cứ lâm vào điệp khúc “được mùa, rớt giá”, khiến thu nhập nông hộ sụt giảm thì nhiều năm nay, không ít nhà vườn vùng ngập lũ Tiền Giang ăn nên làm ra, thoát nghèo và làm giàu từ cây bưởi da xanh. So với một số cây ăn quả khác, cây trồng này có những ưu điểm vượt trội: dễ trồng, năng suất cao, thu hoạch quanh năm và luôn bán được giá cao.

Không ít nhà vườn vùng ngập lũ Tiền Giang ăn nên làm ra, thoát nghèo và làm giàu từ cây bưởi da xanh.-Ảnh IE



Điển hình thoát nghèo và làm giàu từ bưởi da xanh là hộ ông Trần Văn Sáu, ở ấp Phú Hòa, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy. Trước đây, gia đình ông chỉ có vỏn vẹn 2 công đất (2.000 m2) đất trồng đủ loại cây ăn quả, mỗi thứ một ít, thu nhập chẳng đáng là bao. Nhận thấy triển vọng kinh tế vượt trội của cây bưởi da xanh, ông chuyển sang cải tạo trồng chuyên canh. Vườn bưởi của ông đang cho trái ổn định với năng suất bình quân khoảng 15 tấn/ha. Với 2 công đất, mỗi năm ông thu 3 tấn quả, giá trị 150 triệu đồng. Nhờ vậy, gia đình ông Sáu không những thoát nghèo mà còn trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương.

Hay như mô hình của gia đình ông Nguyễn Văn Long cũng có 5.000 m2 trồng bưởi da xanh rất đẹp. Trong vườn có khoảng 3.000 trái bưởi sắp đến kỳ thu hoạch. Tính bình quân 1,5 kg/trái, ông đạt sản lượng 4,5 tấn trái. Với giá 40.000 đồng/kg, ông thu khoảng 200 triệu đồng.

Xã Long Khánh, huyện Cai Lậy – một xã nằm phía Tây chịu ảnh hưởng lũ lụt hàng năm của tỉnh Tiền Giang đã trở thành một trong những vùng chuyên canh bưởi da xanh lớn với tổng diện tích hàng trăm héc ta. Nhờ cây bưởi da xanh, diện mạo nông thôn miền quê nghèo khó ngày nào đã thay đổi hẳn. Đường sá giao thông được kiện toàn. Nhà cửa khang trang. Nông hộ có của ăn của để. Tại Long Khánh, nhiều bà con nghèo khó một thời đã dựng nên cơ nghiệp từ cây bưởi da xanh, thu nhập hàng năm vài trăm triệu đồng/hộ.

Ngoài Long Khánh (Cai Lậy), các địa bàn lũ lụt đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) cũng chuyển dịch mạnh mẽ từ vườn tạp sang chuyên canh bưởi da xanh như: An Thái Đông, An Thái Trung, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B... của huyện Cái Bè.
Đáng chú ý, trong quá trình chuyển đổi sản xuất hiệu quả, trình độ ứng dụng kỹ thuật trong thâm canh của nhà vườn vùng bưởi da xanh Tiền Giang đã được nâng lên rất nhiều. Làm chủ kỹ thuật thâm canh là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của người trồng bưởi. Ông Thái Văn Đua, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh Phú Hòa (Long Khánh, Cai Lậy, Tiền Giang), cho biết: bưởi da xanh là cây trồng cần nhiều nước tưới. Thiếu nước tưới làm cây suy kiệt, vàng lá. Do vậy, khi thiết kế vườn nên chú ý mỗi líp đất trồng hai hàng dọc theo mương vườn thay vì trồng một hàng ở giữa líp như trước đây. Mật độ cũng nên trồng hơi dày, cây cách cây 1,5 đến 2 m là vừa. Tỉa cành, tạo tán là yếu tố hết sức cần thiết. Khi cây trưởng thành, kết trái chú ý để mật độ trái trên cây vừa phải, loại bỏ các trái trên đọt hoặc ở xa đầu cành... Bên cạnh đó, việc phòng trừ sâu rầy khi cây cho trái và bao trái chống sâu bệnh tấn công cũng là cách làm mới, khoa học mang lại hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Văn Thoại, một nông dân sản xuất giỏi có đến 2 ha đất trồng bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng... cho biết: hiện nay, với kỹ thuật trồng và chăm sóc khoa học, bưởi da xanh chỉ sau 2 năm sẽ cho trái bói và 3 năm bắt đầu thu hoạch. Để tiện chăm sóc, rất nhiều hộ mạnh dạn đầu tư thiết kế hệ thống tưới phun tự động vừa giúp giảm bớt công lao động vừa tăng tuổi thọ vườn cây, đảm bảo được năng suất và sản lượng cao.

Ông Nguyễn Tấn Quốc, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Tiền Giang, cho biết, tỉnh hiện có gần 5.500 ha bưởi các loại, trong đó bưởi da xanh, lông Cổ cò đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Với việc ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật thâm canh tiên tiến, nhà vườn đạt năng suất bình quân từ 12 đến 14 tấn/ha và sản lượng bưởi hàng năm của tỉnh đạt trên 70.000 tấn quả. Giá bưởi da xanh cũng hết sức hấp dẫn. Trong năm nay, thương lái thu mua tại vườn lúc cao điểm đạt 50.000 – 60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, còn lúc mùa vụ rộ cũng đạt 25.000 - 30.000 đồng/kg. Với giá trên, mỗi héc ta bưởi da xanh cho lợi nhuận từ 100 đến 200 triệu đồng.

Tỉnh Tiền Giang cũng xác định bưởi da xanh, bưởi lông Cổ Cò là các giống cây ăn trái đặc sản có lợi thế cạnh tranh cần phát huy, giúp nhà vườn tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Các huyện có diện tích bưởi lớn gồm: Châu Thành trên 1.700 ha, Cái Bè gần 1.600 ha, Cai Lậy trên 1.000 ha. Việc phát huy tiềm năng cây bưởi da xanh trên những vùng đất khó đang thiết thực tháo gỡ ách tắc trong sản xuất, mở hướng làm giàu cho nhà vườn, góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nông dân vùng lũ làm giàu từ bưởi da xanh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI