Doanh nghiệp » Kinh doanh
Nick Vujicic đến Việt Nam, Tôn Hoa Sen được gì ?
(13:06:09 PM 28/05/2013)Hiện nay, có rất nhiều lời bình luận xung quanh sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam. Bài viết dưới đây, không nhằm đưa thêm tiếng nói để tranh luận mà chỉ với mục đích phân tích hiệu quả của truyền thông của sự kiện này.
Nick Vujicic và Chủ tịch Tôn Hoa Sen - Lê Phước Vũ. |
Từ chuyện Nick đến Việt Nam
Với sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam, logo của Hoa Sen xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia trong nhiều tiếng đồng hồ. Mọi người có thể tranh cãi vì sao có nhiều tấm gương tương tự ở Việt Nam nhưng lại không được tôn vinh.
Những hãy thử suy nghĩ, nếu có một chương trình tương tự về người khuyết tật Việt Nam, số lượng tham gia liệu có thể chật kín hết hội trường với sức chứa 1.000-2.000 người? Còn với Nick, câu trả lời sẽ là: cả nước.
Không cần tranh luận gì thêm vì chẳng ai muốn đem nỗi bất hạnh của người khác ra so sánh, những điều khác biệt ở đây là khả năng gây ảnh hưởng. Công việc của Nick là nói chuyện, truyền cảm hứng cho người khác, và có lẽ, anh là người thích hợp nhất để làm điều này.
Một số người nhận xét, những cảm hứng mà Nick đem lại chỉ là sản phẩm của truyền thông. Cũng đúng, sẽ chẳng ai biết đến anh nếu không có Youtube, và những câu chuyện ồn ào vừa qua sẽ chẳng lan nhanh nếu không có mạng xã hội Facebook.
Truyền thông là thứ khuếch tán, loan tin nhanh và rộng rãi nhất. Nó là phương tiện "word of mouth" (truyền miệng) - một thuật ngữ marketing. Nếu biết kiểm soát tốt, nó sẽ là công cụ marketing tuyệt vời và chi phí phỉ bỏ ra rất thấp. Việc tạo ra được những tranh cãi, bình luận, đồn đoán, hoài nghi sẽ đưa câu chuyện lan truyền đi xa hơn, nhanh hơn.
Đó là lý do tại sao người ta thích nổi tiếng bằng scandal hơn là làm việc tốt.
Nếu ai đó làm việc tốt, người thứ nhất đọc câu chuyện và nói rằng, ồ việc đó thật tuyệt; người thứ hai sẽ nói: đồng ý, và câu chuyện kết thúc ở đây. Nhưng nếu là một câu chuyện gây shock, mọi người sẽ bàn tán, bới lông tìm vết, và cứ thế câu chuyện lan rộng ra. Và mặc dù câu chuyện có thể bị đả kích, châm biếm theo hướng tiêu cực thì lợi ích về tổng thể vẫn vượt trội.
Khi chương trình The Voice - giọng hát Việt lộ việc dàn xếp kết quả, họ vẫn hoàn toàn thành công về mặt thương mại vì dù có 10% số người đang xem tẩy chay chương trình, cũng không thể bằng 1% số lượng người xem mới mà họ thu hút được chỉ vì tò mò một chương trình xuất hiện nhan nhản trên báo chí ngày này qua ngày khác.
Bình thường các công ty vẫn phải trả tiền để quảng bá sản phẩm của mình qua các kênh truyền thông, nhưng truyền thông, ngược lại cũng cần có nội dung để thu hút người xem, đối tượng mà nó hướng đến.
Đã có nhiều ví dụ về việc lợi dụng truyền thông để tạo danh tiếng, với hiệu quả tốt hơn hẳn việc bỏ tiền ra làm quảng cáo. Điển hình là Apple luôn giữ bí mật sản phẩm mới của mình, nhưng lại thường vô tình rò rỉ tin tức trước ngày giới thiệu.
Một ví dụ khác là Harry Porter 7 khởi đầu với một tiết lộ gây shock, sẽ có một nhân vật chính sẽ chết, và để mặc mọi người đồn đoán xem đó là ai. Hay máy lọc nước Kangaroo với chiêu trò quảng cáo gây bức xúc dư luận, nhận được hàng ngàn lời chế nhạo nhưng bỗng chốc được nhận diện chỉ sau một đêm, được gợi nhớ lại trong tâm trí khách hàng qua các bức ảnh chế và khẩu hiệu hàng đầu Việt Nam.
Đôi khi truyền thông tự sản xuất ra danh tiếng nằm ngoài ý muốn của chủ thể. Hãy nhớ lại chú bạch tuộc Paul của World Cup 2010, với câu chuyện được chú ý còn nhiều hơn màn trình diễn của các cầu thủ trên sân.
Đến hiệu quả của Hoa Sen
Không thể phê phán người khác khi họ đã làm một việc tốt. Nhưng rõ ràng đây là chiến dịch PR có ý đồ của Hoa Sen. Sẽ nhầm lẫn khi cho rằng Nick đến Việt Nam làm tài sản của ông Vũ tăng thêm 180 tỷ trong 1 tuần (?) như báo chí đang đề cập, bởi vì tăng giá cổ phiếu không phải là mục tiêu của chiến dịch này.
Tuy nhiên, đây là một trong những câu chuyện bên lề được truyền thông khai thác, bên cạnh hàng chục câu chuyện khác như chuyện bảo vệ Nick, bé gái ở Yên Bái muốn gặp Nick… Thành công của Hoa Sen lúc này là họ để truyền thông hướng mục tiêu về phía chương trình, chứ không phải về mình. Khởi đầu của chiến dịch được đặt ở vị thế rất cao, một chuỗi chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia, đây là lần đầu tiên một người nước ngoài có vinh dự như vậy.
Nếu Nick chỉ đến Việt Nam và diễn thuyết trong một buổi, sự quan tâm có lẽ chỉ lan tỏa 2-3 ngày trước buổi nói chuyện. Họ cũng bỏ qua việc tạo khan hiếm vé để đẩy sức nóng lên, vé được phân phối qua nhiều kênh và tiếp cận tương đối dễ dàng. Việc còn lại chỉ là để mạng xã hội và báo chí lan truyền câu chuyện thêm nữa.
Với 36 tỷ đồng (được công bố sau sự kiện), Hoa Sen có thể mời nhiều ngôi sao khác đến Việt Nam. Nick cũng chẳng có liên quan gì đến dòng sản phẩm chính của họ là tôn và thép. Nhưng nhờ Nick, thương hiệu và uy tín của Hoa Sen đang lên rất cao.
Và khi chuỗi chương trình kết thúc, hiệu ứng giảm dần, Hoa Sen có thể khéo léo hướng truyền thông về phía mình, như là đơn vị đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người Việt Nam. Họ cũng không cần phải làm gì nhiều, tự khắc truyền thông và mọi người sẽ tò mò về ông Vũ, về Hoa Sen và từ đó câu chuyện sẽ tiếp tục được sản xuất.
Trong chiến dịch PR này, Hoa Sen đã có một mục tiêu hợp lý. Giờ là lúc họ xử lý các chiến thuật để nhân rộng tính hiệu quả và tạo tiền đề cho những chiến dịch khác trong tương lai.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.