Doanh nghiệp » Kinh doanh
Những dự án của "đại gia" Lê Thanh Thản: bất chấp phép xây dựng
(07:56:06 AM 12/08/2014)
Mường Thanh Sài Gòn bị đình chỉ vì xây dựng không phép - Ảnh: D.Đ.M
Xây dựng sai phép giữa Sài Gòn
Chiều 8.8, chúng tôi ghé vào công trường dự án Mường Thanh Sài Gòn dự kiến cao gần 20 tầng ở địa chỉ 8A, Mạc Đĩnh Chi, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên do ông Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư và chứng kiến công trường cửa đóng then cài. Theo thông tin những người bán hàng gần đó cho biết, dự án này đã dừng thi công khoảng 2 tháng nay. “Trước đây từ khoảng tháng 11.2013, khi dự án mới thi công rầm rộ, công nhân, xe cộ tấp nập ra vào. Tuy nhiên, thời gian gần đây không thấy ai ra vào cả. Dự án đã ngưng thi công nhưng máy móc vẫn ở công trường”, một người bán hàng đối diện cho hay. Theo quan sát của PV, hiện dự án đã xây xong phần móng, đang tiến hành xây dựng phần thân. Những cây cột lớn chưa kịp đổ xi măng, trơ khung sắt hoen gỉ.
Theo thông tin UBND P.Bến Nghé cung cấp, ngày 2.1.2013 UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 1.282 m2 đất cho DNTN Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Công trình này đã được Sở Xây dựng cấp phép xây dựng khu văn phòng cao khoảng 20 tầng đến ngày 31.3.2014. Tuy nhiên, khi hết phép xây dựng, chủ đầu tư vẫn tiếp tục thi công, nên ngày 4.4.2014 UBND P.Bến Nghé đã có quyết định đình chỉ thi công.
Ông Võ Quốc Hưng, Phó chủ tịch UBND P.Bến Nghé cho biết sau khi có quyết định đình chỉ thi công công trình “Mường Thanh Sài Gòn” vì sai phép, công trình này tiếp tục tái phạm nên UBND P.Bến Nghé đã yêu cầu chủ đầu tư ngưng thi công đến khi có giấy phép và đề nghị toàn bộ công nhân ra khỏi công trình. Theo ông Hưng, hiện nay chủ đầu tư đã làm thủ tục xin thêm chức năng khách sạn (trước đó chỉ có chức năng văn phòng) và đang làm thủ tục xin phép xây dựng.
Sai phạm khắp nơi
Không chỉ tại TP.HCM, những dự án do công ty của ông Lê Thanh Thản làm chủ tại Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Thuận... cũng bị phát hiện xây dựng sai phép, không phép với mức độ khá nghiêm trọng.
Như dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Coco Mũi Né (P.Hàm Tiến, TP.Phan Thiết, Bình Thuận) do Công ty TNHH Đồng Ngân làm chủ đầu tư (sau đó nhượng lại cho Tập đoàn khách sạn Mường Thanh) bị phát hiện xây lố gấp 3 lần diện tích được cấp phép. Hiện dự án đã bị đình chỉ xây dựng. Theo hồ sơ chúng tôi có được, dự án được cấp giấy phép xây dựng là 4 tầng (15,5 m) nhưng Tập đoàn Mường Thanh đã xây cao tới 7 tầng (21,5 m). Đáng chú ý là dù đã được Thanh tra xây dựng thuộc Sở Xây dựng Bình Thuận và UBND P.Hàm Tiến yêu cầu ngưng thi công nhiều lần nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình xây dựng. Chỉ đến khi Sở Xây dựng cho đoàn kiểm tra ra hiện trường lập biên bản tại chỗ thì việc thi công mới dừng lại.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận Trần Anh Tuấn, Sở Xây dựng đã xử phạt đơn vị nhà thầu thi công 35 triệu đồng và chủ đầu tư là Tập đoàn Mường Thanh 50 triệu đồng.
Trao đổi với PV chiều qua, Chủ tịch UBND P.Hàm Tiến Nguyễn Ngọc Hải cho biết đơn vị thi công vẫn đang thi công các phần dưới mặt đất và các công đoạn hoàn thiện nằm trong giấy phép của Mường Thanh Mũi Né. Hiện nay, nhiều chủ đầu tư các khu nghỉ dưỡng khác tại khu vực Mũi Né than phiền rằng, họ nhiều lần xin nâng cao các khu nghỉ dưỡng, tăng số lượng phòng nhưng đều bị Sở Xây dựng Bình Thuận từ chối cấp phép. Trong khi đó, Mường Thanh Mũi Né thì bất chấp các quy định của tỉnh xây dựng vượt mức cho phép. Dư luận đặt câu hỏi, vì sao Mường Thanh lại có thể “tự tung tự tác” xây vượt tới 3 tầng (diện tích cấp phép chỉ 684 m2, nhưng chủ đầu tư xây dựng gần gấp ba lần diện tích này), tầng cao cho phép 15 m nhưng đơn vị này thi công đến 30 m.
Một chủ resort 4 sao tại Mũi Né đặt nghi vấn, “có gì đó khuất tất” trong quá trình giám sát xây dựng của Mường Thanh Mũi Né. “Chúng tôi kiến nghị phải có sự công bằng trong đầu tư xây dựng khách sạn, resort tại Mũi Né. Vì vậy phải cưỡng chế đập bỏ chiều cao của khách sạn Mường Thanh Mũi Né”, vị này thẳng thắn kiến nghị.
Giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận Trần Anh Tuấn cho biết khu vực này (P.Hàm Tiến, TP.Phan Thiết) UBND tỉnh đã có Quyết định số 54, chỉ cho phép các khu nghỉ dưỡng được xây cao 15,5 m. Mật độ bê tông chỉ 35%, còn lại là trồng cây xanh. Mường Thanh Mũi Né đã vi phạm quyết định này. Hiện nay Sở đã báo cáo UBND tỉnh toàn bộ vụ việc của Mường Thanh Mũi Né và xin chủ trương xử lý có tiếp tục cho khách sạn này xây dựng và giữ nguyên độ cao hay cưỡng chế “gọt ngọn”. Tuy nhiên đến nay UBND tỉnh vẫn chưa có quyết định xử lý, ngoài việc xử phạt tiền.
Cấp phép 36, rao bán 40
Tại Hà Nội, những dự án do các công ty của ông Lê Thanh Thản làm đến đâu dính sai phạm, bị khách hàng khiếu kiện đến đó. Như tại dự án Kim Văn - Kim Lũ, mặc dù chỉ được phép xây dựng đến 36 tầng nhưng chủ dự án này lại công bố với báo chí là được xây dựng đến tầng 39. Thậm chí trên thị trường còn rao bán những căn hộ trên tầng... 40. Hay chung cư VP5, Linh Đàm dù chưa đủ điều kiện để khởi công xây dựng nhưng tháng 3.2013 chủ đầu tư vẫn cho máy móc tiến hành đào đất, đóng cọc, đổ bê tông để xây dựng phần móng và tầng hầm của tòa nhà VP5. Đến tháng 5.2013 các đơn vị chức năng kiểm tra và lập biên bản đình chỉ thi công. Hay tại chung cư Đại Thanh, hàng chục căn hộ chủ đầu tư bán ra không được phép cấp sổ đỏ, giấy sở hữu căn hộ. Chung cư CTB6 thuộc dự án Xa La của “đại gia” Lê Thanh Thản cũng bị khách hàng “bao vây” đòi chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng đã ký trước đó bởi công ty này tính diện tích căn hộ một cách lập lờ, khiến khách hàng phải đóng thêm tiền...
Tại Thanh Hóa, DNTN Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên khi xây dựng khách sạn tại đây cũng bị thanh tra xây dựng lập biên bản dừng thi công do xây dựng khách sạn không có giấy phép xây dựng.
Sở đã báo cáo UBND tỉnh toàn bộ vụ việc của Mường Thanh Mũi Né và xin chủ trương xử lý có tiếp tục cho khách sạn này xây dựng và giữ nguyên độ cao hay cưỡng chế “gọt ngọn”. Tuy nhiên đến nay UBND tỉnh vẫn chưa có quyết định xử lý, ngoài việc xử phạt tiền - Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.