»

Thứ năm, 21/11/2024, 13:53:35 PM (GMT+7)

Những dự án, công trình trái phép phá nát cảnh quan Đà Lạt

(13:23:40 PM 02/11/2020)
(Tin Môi Trường) - Nhiều dự án xây dựng sai phạm, trái phép đã đào bới, xới tung thậm chí băm nát đồi núi, cảnh quan tuyệt đẹp vốn có của TP Đà Lạt (Lâm Đồng), khiến dư luận bức xúc.

Cầu đáy kính thung lũng Tình yên Đà Lạt được xây dựng hoành tráng không phép:

 
UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng vì đã xây dựng công trình Cầu đáy kính không có giấy phép và buộc tháo dỡ công trình trong vòng 60 ngày kể từ cuối năm 2019, nhưng đến nay vẫn tồn tại chờ hoàn thiện thủ tục xin giấy phép xây dựng.
 
Những[-]dự[-]án,[-]công[-]trình[-]trái[-]phép[-]phá[-]nát[-]cảnh[-]quan[-]Đà[-]Lạt
Công trình cầu đáy kính tại KDL Thung lũng Tình yêu.
 
Cơ quan chức năng phát hiện tại KDL Thung lũng Tình yêu, chủ dự án đã xây dựng cầu đáy kính 7D không có giấy phép với 2 mố neo 10x15 m, chiều cao 10 m; 2 trụ đỡ có kích thước 8x8 m, cao 20 m và 28 m, đã kéo dây neo và kéo dây đáy kính. Cầu đáy kính này có chiều dài 221,5 m, rộng 2,09 m, khoảng cách giữa hai mặt ngoài mố neo cáp dài 325 m. Ngoài ra, tại công trình này, chủ đầu tư còn dựng khung sắt lắp ghép nhà chờ rộng 8 m, dài 20 m, cao 4 m.
 
Dự án khai thác đá băm nát đồi Du Sinh TP Đà Lạt.
 
Tại đây, có tới 3 doanh nghiệp khai thác đá suốt nhiều năm qua khiến dãy đồi Du Sinh với những cánh rừng xanh ngắt ngày nào, giờ đây bị đào khoét nham nhở, lở lói tại dãy đồi Du Sinh (Phường 5, TP Đà Lạt).
 
Trong đó, bao gồm Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Lâm Đồng (LBM) với diện tích 9 ha, Công ty Cổ phần Thắng Đạt 1,2 ha và Công ty Cổ phần Minh Định 2,84 ha.
 
Những[-]dự[-]án,[-]công[-]trình[-]trái[-]phép[-]phá[-]nát[-]cảnh[-]quan[-]Đà[-]Lạt
 
Các công ty này đã xẻ đôi quả đồi thuộc rừng phòng hộ (lâm phần do Ban quản lý rừng Lâm Viên quản lý bảo vệ) để làm đường vào khai thác khoáng sản.Về vụ việc này, UBND TP.Đà Lạt cho biết đang củng cố hồ sơ để ra quyết định xử phạt, buộc hoàn nguyên quả đồi vừa bị cắt xẻ.

KDL Vườn Thượng Uyển Bay trái phép ngay cửa ngõ thành phố Đà Lạt
 
Công trình Vườn Thượng Uyển Bay xây dựng không phép trên đường đèo Mimosa (phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã bị UBND TP Đà Lạt ra quyết định cưỡng chế, buộc khắc phục hậu quả (cho tự tháo dỡ).
 
Những[-]dự[-]án,[-]công[-]trình[-]trái[-]phép[-]phá[-]nát[-]cảnh[-]quan[-]Đà[-]Lạt
 
Từ tháng 4-2019 đến nay, UBND TP Đà Lạt đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo UBND phường 10 tổ chức kiểm tra, xử lý sai phạm. UBND TP Đà Lạt liên tục lập hồ sơ xử lý, ban hành tới 8 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, chưa kể quyết định cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm của bà Vũ Thị Ái (SN 1976, trú phường 8, Đà Lạt, chủ công trình).
 
 

Những[-]dự[-]án,[-]công[-]trình[-]trái[-]phép[-]phá[-]nát[-]cảnh[-]quan[-]Đà[-]Lạt

 
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh Lâm Đồng kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí liên quan đến công trình du lịch canh nông Vườn Thượng Uyển Bay, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ.
 
Thế nhưng, đến nay công trình vẫn đang tồn tại, một số hạng mục đang được khôi phục lại.
 
Nhiều công trình sai phạm tại KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm Đà Lạt
 
Hàng chục công trình sai phạm về trật tự xây dựng ở di tích (cũng là KDL quốc gia) hồ Tuyền Lâm được chỉ đạo xử lý từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa xong.
 
Những[-]dự[-]án,[-]công[-]trình[-]trái[-]phép[-]phá[-]nát[-]cảnh[-]quan[-]Đà[-]Lạt
 
Về tình trạng sai phạm trật tự xây dựng (TTXD) tràn lan ở di tích quốc gia Hồ Tuyền Lâm. Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo kiểm tra, xử lý.
 
UBND tỉnh Lâm Đồng đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và đã tìm ra 10 doanh nghiệp có sai phạm khi đầu tư xây dựng ở KDL quốc gia này nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vi phạm vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
 
Đặc biệt, hơn 50 căn biệt thự theo kiểu nhà sàn xây dựng trái phép ngay trên đất rừng:
 
Những[-]dự[-]án,[-]công[-]trình[-]trái[-]phép[-]phá[-]nát[-]cảnh[-]quan[-]Đà[-]Lạt
 
Làng biệt thự trái phép này thuộc tiểu khu 268, chân núi Voi cạnh KDL quốc gia Hồ Tuyền Lâm gây xôn xao dự luận trong thời gian gần đây.
 
Qua đó, khoảng 50 căn nhà kiểu biệt thự được xây dựng trái phép trên đất rừng cạnh KDL quốc gia Hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt).
 
Làng biệt thự trái phép này gồm 50 căn, xây theo kiểu nhà sàn trên tổng diện tích rừng gần 50 ha. Khu vực xây dựng tại Tiểu khu 268 thuộc thôn Định An, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cạnh Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt.
NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những dự án, công trình trái phép phá nát cảnh quan Đà Lạt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI