Doanh nghiệp » Kinh doanh
Nguy cơ làng chiếu Tân Thành ở Cà Mau bị mai một
(14:11:49 PM 22/03/2014)Nghề làm chiếu Cà Mau đang đứng trước nguy cơ mai một, bởi hiện nay rất khó để tìm một hộ nào đang làm chiếu hoặc có ý định bám trụ với nghề chiếu truyền thống. -Ảnh: TL
Xã Tân Thành từ hơn chục năm nay đã trở thành vùng nuôi cá bống tượng, cá chình nổi tiếng, người dân nơi đây gần như bỏ hẳn nghề làm chiếu một phần vì họ không còn mặn mà để ngồi hàng ngày, hàng giờ bên khung dệt hay chẻ, phơi từng cọng lát… mà thu nhập rất ít ỏi chỉ vài chục nghìn đồng trong khi một vụ nuôi cá cho thu nhập vài chục đến vài trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một trong số các nguyên nhân khiến cho làng chiếu Tân Thành “đìu hiu” như hiện nay bởi cái chính vẫn là đầu ra của sản phẩm đang dần đi vào "ngõ cụt". Nếu trước đây, sản phẩm chiếu của Cà Mau chiếm lĩnh thị trường không chỉ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà còn xuất đi các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan… thì hiện nay sản xuất, tiêu thụ chỉ quanh quẩn tại chỗ là chính. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu nguồn lao động kế thừa để duy trì, phát huy nghề làm chiếu.
Bà Phan Thị Lọt, 60 tuổi, ngụ ấp 5 xã Tân Thành cho biết, gia đình bà có ba người con gái nhưng không ai theo nghề dệt chiếu của gia đình, cả ba hiện đều đi làm công nhân. Do đó, bà không làm nghề nữa, vì làm thì phải thuê nhân công, chi phí cho mỗi ngày công cao là 35.000 đồng/người, cộng với các chi phí khác như mua lát, bố, màu… thì tính ra chẳng được lãi bao nhiêu. Bởi theo bà, nghề chiếu xưa nay chỉ lấy công làm lãi là chính. Hơn nữa, thanh niên trong xã đều lên thành phố làm ăn, muốn thuê nhân công cũng chẳng có người. Dù bà không có ý định bỏ nghề truyền thống của gia đình, nhưng thu nhập từ nghề làm chiếu ngày càng bấp bênh, không ổn định do đó các con bà cũng như nhiều thanh niên ở đây đều không chịu ở lại quê mà đến các khu công nghiệp làm công nhân, vì ít ra thu nhập cũng đều đặn hơn.
Xã Tân Thành hiện nay có 1.856 hộ thì có đến hơn 1.400 hộ hiện đã chuyển sang nuôi tôm, nuôi cá bống tượng, cá chình. Trong khi đó, toàn xã hiện nay còn chưa đến 60 hộ duy trì được nghề dệt chiếu truyền thống. Nói là vẫn “duy trì” nhưng cả năm có khi chỉ dệt được có hơn chục đôi chiếu.
Ông Hà Văn Thám, 65 tuổi, ngụ ấp 5 xã Tân Thành chia sẻ, ông làm nghề này được 3 đời nhưng chắc chỉ đến đời ông thì cái nghề của tổ tiên để lại này sẽ không được duy trì nữa. Vợ ông, người đã làm nghề dệt chiếu gần 50 năm, hiện đã ra thành phố Cà Mau làm bảo mẫu, mỗi ngày cũng kiếm được 60.000 đồng, còn đứa con trai duy nhất của ông bà cũng không làm nghề này. Trước kia, gia đình ông làm không kịp bán nhất là mỗi dịp lễ, Tết… bởi gia đình nào cũng phải mua ít nhất một đôi chiếu mới để thay đổi. Trước đây, đôi chiếu được coi như tài sản, của hồi môn cho con cái và là vật may mắn trong đời sống dùng để biếu tặng, thì nay lâu lắm mới có người đặt 1, 2 đôi để dùng, hàng làm ra cũng khó tiêu thụ vì hiện nay người ta chuyển sang sử dụng chiếu tre, đệm vừa đẹp, vừa dùng được lâu.
Tỉnh Cà Mau đã đưa nghề dệt chiếu vào một trong những nghề cần được bảo tồn và phát triển của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, tỉnh sẽ thành lập các hợp tác xã dệt chiếu, mục tiêu giải quyết việc làm cho 10.000 lao động, thu nhập bình quân đầu người là 4 triệu đồng/tháng vào năm 2020.
Tuy nhiên, để thực hiện các tiêu chí trên quả không hề đơn giản, đơn cử như vừa qua, Sở Công Thương tỉnh đã đầu tư cho xã Tân Thành một máy dệt chiếu nhưng hiện đã ngưng sử dụng do sản phẩm làm ra không đáp ứng được yêu cầu chất lượng và mẫu mã kém - ông Trần Quang Thum, phó Chủ tich UBND xã Tân Thành cho biết.
Với giá cả như hiện nay, một đôi chiếu đặt có giá từ 300.000 đồng đến trên dưới 1 triệu đồng, chiếu bình thường cũng từ 200.000 đồng/đôi thì mức thu nhập từ nghề làm chiếu không phải không sống được. Cùng với đó, làng nghề làm chiếu thủ công truyền thống vẫn có thế mạnh riêng nếu biết phát huy đúng cách, vì đây không chỉ là nghề giúp người dân cải thiện cuộc sống trong lúc nông nhàn mà đây còn là gìn giữ một sản phẩm văn hóa đặc trưng rất riêng của người dân Cà Mau qua bao đời nay.
Do đó, để cứu làng nghề đang “sống mòn” như hiện nay điều cần nhất vẫn là chính sách quy hoạch định hướng lâu dài cùng các chính sách hỗ trợ hợp lý từ các ngành chức năng, có như vậy mới bảo tồn và phát huy hết giá trị mà nghề truyền thống này mang lại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.