»

Thứ năm, 31/10/2024, 12:20:11 PM (GMT+7)

Lâm Đồng: Huyết môn vốn ít, lời nhiều Tin ảnh

(09:25:27 AM 24/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Nông dân Lâm Đồng đang được Công ty ATDC Đà Lạt chuyển giao kỹ thuật mới về trồng hoa huyết môn trong chậu. Kết quả tiết kiệm vốn đầu tư, nhưng tăng năng suất và chất lượng hoa cắt cành, thu lời nhiều hơn trên từng đơn vị diện tích đất nông nghiệp…

Canh tác hoa huyết môn theo kỹ thuật mới tại Đà Lạt, đạt lãi 100 triệu đồng/ha/năm

 

Điều tra của Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) cho biết: Cây huyết môn (tropical) có xuất xứ từ Colombia, là một loài cây thân ngắn, sinh trưởng nhanh thành từng bụi rồi nở ra thành từng cành hoa đơn, có thể thu hoạch liên tục tục đến 10 năm sau  - kể từ năm ra hoa đầu tiên. Năm 2002, huyết môn nhập về Lâm Đồng và trồng rải rác trong vườn sinh vật cảnh của hộ gia đình. Đến năm 2005, vài chục hộ nông dân Lâm Đồng mới bắt đầu lập nhà lưới trồng hoa huyết môn thương phẩm với quy mô mỗi hộ gia đình vài trăm mét vuông. Từ đó đến nay, do hiệu quả kinh tế mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh so với các loài hoa cắt cành khác, hoa huyết môn được nông dân các vùng Đà Lạt, Đơn Dương, Lâm Hà, Bảo Lộc… mở rộng thành những khu vực chuyên canh hàng năm từ 20-30 ha, trong đó quy mô canh tác của mỗi hộ gia đình đã tăng lên từ 300-500 m2 nhà lưới.


 
Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tự rút kinh nghiệm từ thực tế sản xuất, nên nông dân rất cần có một sự tác động khoa học để hoàn chỉnh quy trình sản xuất hiệu quả nhất. Với yêu cầu bức thiết này, từ tháng 12/2012 đến nay, Công ty ATDC Đà Lạt đã vào cuộc phối hợp cùng với nhà nông triển khai thực nghiệm quy trình sản xuất hoa huyết môn bằng các biện pháp sinh học, đạt những kết quả khả quan trên tất cả 4 khâu gồm chọn giống, phối trộn giá thể, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ đối tượng gây hại. Cụ thể đến gần cuối tháng 8/2013, trên 3 vùng sinh thái “đại diện” trong tỉnh Lâm Đồng gồm Đà Lạt, Đơn Dương và Di Linh, Công ty ATDC Đà Lạt đã tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trồng huyết môn để chuyển giao cho nông dân gồm: tỷ lệ phối trộn giá thể với 20% xơ dừa và 80% vỏ trấu đã hun đốt, ủ kỹ với chế phẩm sinh học (loại Tricoderma C883 với 5-6 kg/10 m3 và EMZ-USA với 1 lít/10 m3) trong 30 ngày trước khi đưa vào chậu. Sử dụng 100% phân bón hữu cơ vi sinh, lượng bón 150 kg/1.000 m2/lần, định kỳ 3 tháng bón 1 lần; sử dụng chủ yếu các loại thuốc sinh học để phòng trừ hiệu quả các bệnh gây hại như thán thư, đốm lá, đốm hoa…



Trong 6 mô hình ở Đà Lạt, Đơn Dương và Di Linh với tổng cộng 1.200 m2 áp dụng đầy đủ trên 4 khâu kỹ thuật nói trên, đặc biệt đã chuyển 100% diện tích trồng theo từng luống giá thể trên mặt đất sang trồng trong chậu giá thể đặt cách ly trên mặt đất, vụ thu hoạch hoa huyết môn thực nghiệm đầu tiên của Công ty ATDC Đà Lạt cho thấy, tất cả vườn mô hình đều cho những thông số đạt yêu cầu cao hơn vườn đối chứng như: giảm từ 8-15% tỷ lệ bệnh cháy lá bìa, thán thư và thối rễ; tăng năng suất thu hoạch hoa cắt cành trên dưới 15%, trong đó hoa loại A tăng lên 65% (vượt 10% so với vườn đối chứng), thời gian bảo quản và sử dụng hoa đến 30 ngày (tăng từ 5-7 ngày so với vườn hoa đối chứng)…    



Với giá bán trung bình ở thời điểm tháng 8/2013 là 5.000 đồng/cành hoa huyết môn, hạch toán sản xuất trên 1.000 m2/năm theo kỹ thuật mới sẽ cho “đáp số”: tổng sản lượng 25.000 cành, nhân thành tổng doanh thu 125 triệu đồng, trừ 20% chi phí vồn đầu tư và công lao động, còn lại đạt khoản lãi thu về là 100 triệu đồng. Theo thạc sĩ Phan Ngọc Hùng - Giám đốc Công ty ATDC Đà Lạt, dự báo nhu cầu thị trường tiếp tục tăng lên, tính riêng trong vòng 1 năm tới, tại các vùng sinh thái từ Bảo Lộc đến Đà Lạt có thể phát triển lên 50 ha hoa huyết môn canh tác với quy trình kỹ thuật mới, sẽ góp phần nâng cao giá trị thu nhập đáng kể cho người nông dân trên từng đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

(Theo Lâm Đồng Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lâm Đồng: Huyết môn vốn ít, lời nhiều

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI