Doanh nghiệp » Kinh doanh
Kiếm hơn triệu mỗi ngày nhờ sửa kiểng mùa Tết
(15:40:33 PM 29/12/2014)Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 3 khu vực trồng hoa và cây cảnh với quy mô lớn nhất, là các làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre) và Long Hòa, Long Tuyền (Cần Thơ).
Cây kiểng ở ồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng và phong phú, ngoài các loại cây cảnh trang trí nội và ngoại thất như kiểng chậu, kiểng treo, kiểng sân, kiểng hoa viên…còn có kiểng nghệ thuật. Loại này đòi hỏi người chơi phải có trình độ kỹ thuật cao, có kỹ năng cắt tỉa, uốn sửa và tạo dáng. Do vậy mà trong vùng cũng hình thành những người sửa kiểng, tức đội ngũ chuyên tạo hình riêng cho loại kiểng này.
Nghệ nhân Phạm Hồng Lựu đang tạo dáng cho một cây kiểng cổ thụ.
Ông Cao Ngọc Nhẫn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ bonsai thành phố Cần Thơ cho biết, nghề sửa kiểng hiện nay rất thịnh hành, mùa nào cũng làm không hết việc. Nhưng theo ông Nhẫn, cao điểm vẫn là mùa Tết, bởi đây là mùa các cơ sở kinh doanh cây kiểng cần tạo ra nhiều dáng cây độc, lạ để níu chân khách hàng.
Cũng theo ông Nhẫn, một cây kiểng bình thường nếu gặp được thợ tài hoa có thể nâng nó lên thành một tác phẩm nghệ thuật giá trị kinh tế cao. Do đó, nghề sửa kiểng trở thành một nghề “ăn khách”. Mùa Tết, những người tài hoa luôn được các chủ vườn săn đón và quý trọng. Giới mê kiểng sẵn sàng mời họ đến tận nhà chăm sóc cây cảnh để có cây đẹp chơi Tết, đặc biệt là những cây thuộc “hàng hiếm”, với chi phí rất hậu hĩnh, từ 1 triệu đến 1,5 triệu/ngày, thấp nhất cũng không dưới 500.000 đồng/ngày.
Việc sửa, chăm sóc kiểng của những người làm nghề này cũng rất đa dạng. Có người đến tận nhà để sửa, có người nhận cây mang về nhà chăm sóc, cũng có người hợp đồng sửa dài hạn. Thường những cây càng có giá trị, tiền công càng cao. Những chủ vườn hào phóng thường trả công gấp ba bốn lần mức bình thường cho người giỏi nghề.
Nghệ nhân Cao Ngọc Nhẫn đang thổi hồn vào những thân cây trên tiểu cảnh.
Người làm nghề sửa kiểng thường chia ra làm hai nhóm chính: một nhóm chuyên sửa kiếng bông, kiểng trái, kiểng thú, kiểng hình và các loại kiểng trang trí. Lực lượng này rất đông, nhưng họ thường làm việc tập trung từ tháng 11, 12 hàng năm. Chỉ riêng Đồng bằng sông Cửu Long đã có trên vài trăm người.
Nhóm thứ 2 là những nghệ nhân chuyên về cây cảnh nghệ thuật như bonsai, kiểng cổ, tiểu cảnh... Nhóm này đòi hỏi phải có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn vững vàng, và những kiến thức nhất định về đặc tính sinh thái của từng loại cây. Bởi vì trong quá trình uốn sửa, tạo dáng một cây kiểng, các nghệ nhân không những có bàn tay khéo léo, có tư duy nghệ thuật mà còn phải có kỹ thuật cắt tỉa, đục đẽo, quấn dây... để biến một cây kiểng rừng, kiểng thô thành một tác phẩm có giá trị về nghệ thuật và kinh tế. Nhiều cây kiểng thô qua bàn tay của nghệ nhân có thể có giá lên hàng tỷ đồng.
Một nghệ nhân trẻ đang tạo dáng cho bonsai.
Ông Phạm Hồng Lựu, một nghệ nhân từng sửa kiểng cho nhiều nhà vườn nổi tiếng ở miền Tây chia sẻ, người sửa kiểng làm nghề không chỉ bằng tay, bằng mắt mà còn bằng tư duy sáng tạo. Họ phải nắm vững các thế cơ bản, các yếu tố về rễ, thân, cành, lá... để tư duy hình tượng mới có thể tạo ra một cây cảnh có hồn.
Ông Cao Ngọc Nhẫn thì cho rằng, muốn trở thành một người sửa kiểng bài bản, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao phải có một quá trình mày mò, học hỏi và lăn lộn với nghề từ vài ba năm trở lên. Và điều quan trọng là phải đam mê, có năng khiếu và biết thổi hồn vào cây kiểng.
Theo ông Nguyễn Phước Lộc, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp), làng hoa Sa Đéc có đến mấy trăm người sửa kiểng, nhưng tìm được những “bàn tay vàng” thật khó. "Nhiều đại gia bỏ ra hàng trăm triệu để săn một cây kiểng quý còn đơn giản hơn tìm một nghệ nhân sửa kiểng giỏi. Bởi mỗi nét cắt, mỗi nhát đục tác động lên thân cây đòi hỏi phải tỉ mỉ và chính xác, giống như một bác sĩ phẩu thuật. Nếu sai sót có thể làm cho cây mất hết giá trị", ông Lộc nói.
Một nghệ nhân đang tạo dáng loại kiểng hình (kiểng nhà mát).
Cũng vì vậy mà nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long đang mở lớp dạy nghề cho các nghệ nhân cây cảnh, một số địa phượng cũng đã cấp giấy chứng nhận cho các nghệ nhân lành nghề. Tại TP. Cần Thơ, Hội Sinh vật cảnh cho biết, đang tiến hành xét và đề nghị Hội Sinh vật cảnh Việt Nam công nhận danh hiệu nghệ nhân cho những người có đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.