Doanh nghiệp » Kinh doanh
Hốt bạc từ nuôi tép rêu
(12:15:54 PM 07/10/2013)Bỏ con tôm “ôm” con tép
Nông dân trong vùng vẫn thường nói vui về ông Kim, rằng: “Ông ấy bị tửng, người ta “thả con tép bắt con tôm”, ai đi làm chuyện ngược đời- bỏ con tôm bắt con tép”. Thế nhưng, ý tưởng nuôi tép rêu lại nhanh chóng mang lại thành công cho nông dân Huỳnh Chấn Kim, còn ông chỉ nói đơn giản: Muốn thành công là phải nắm bắt thị trường. Ngày xưa tép rêu rẻ mạt, nhiều lúc nông dân còn phải nhọc công vớt bỏ vì tép rêu dày đặc trên ruộng, cản trở việc xuống giống. Về sau, thuốc trừ sâu dùng nhiều nên đã tép rêu bị tiêu diệt sạch, trong khi đó, thị trường thì vẫn ưa chuộng những món ăn từ con tép rêu nên nó lặng lẽ lên giá hồi nào chẳng hay. Hiện ở chợ, 1kg tép rêu có giá từ 100.000 – 130.000 đồng, vào mùa khô (mùa nghịch), giá có thể cao hơn. “Về mặt giá trị thương phẩm, hiện nay con tép chỉ bằng 1/3 con tôm, nhưng vốn đầu tư cho tép ít và hầu như không có rủi ro”– ông Kim cho biết.
Trước đây, với quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, ông Kim đã mạnh dạn chuyển 10 công (10.000m2) đất lúa sang nuôi thủy sản, và hiện đang chuyển từ 5 công đất sang nuôi tép rêu. Đưa chúng tôi đi thăm mô hình tép rêu của mình, ông Kim kể: “Tôi đang nghĩ trong đầu phải tìm một con gì khác không đụng hàng để nuôi thì tình cờ thấy vuông cá tra kế bên thu hoạch, người ta bơm nước ra và hứng tép bán. Thấy tép trứng nhiều, tôi mua 3kg thả thử và nhận thấy, đây là mô hình rất hay vì tép mau lớn, tỷ lệ hao hụt không đáng kể”. Để giảm chi phí, thỉnh thoảng ông Kim còn trộn cho tép ăn ốc bươu vàng xay nhuyễn. “Kết quả thu hoạch lần đầu thật bất ngờ. Tôi bắt tép bằng cách đặt lợp vào ban đêm, sau đó thu gom các lợp rồi thả vô vỏ lưới cước thưa hơn, cho tép nhỏ thoát ra bớt, 5kg còn lại 4kg, sáng ra vớt lên đem bán, giá 100.000 đồng/kg. Quá đã!”– ông Kim cười to.
Nuôi tép giữa mùa tép
Tép rêu (còn gọi là tép rong, tép đồng) thường có nhiều trên đồng ruộng, đặc biệt, tép rêu sinh sôi nảy nở mạnh trong mùa nước nổi. Trên thực tế, xưa nay nông dân ĐBSCL chưa ai nghĩ đến việc nuôi tép rêu, nhất là lại đi nuôi tép giữa mùa tép. “Nhưng là nông dân thời kinh tế thị trường thì phải nhanh nhạy, phải nắm bắt nhu cầu thị trường, vài ngày tôi phải đi chợ một lần để khảo sát giá cả, tìm mối lái. Dù nuôi giữa mùa tép, song vẫn hốt bạc như chơi…”– ông Kim tự tin nói.
Vừa gây dựng mô hình hồi cuối tháng 6.2013, đến nay, tính ra mỗi ngày ông Kim thu hoạch trung bình từ 2–3kg tép, giá bán ở chợ quê dao động từ 90.000–100.000 đồng/kg. Ông Kim cho biết: Sau khoảng 15 ngày thu hoạch liên tiếp, lượng tép lớn bắt được sẽ sụt giảm, do đó cần ngừng lại chừng 1 tuần rồi tiếp tục thu hoạch.
“Con tép rêu ở môi trường thiên nhiên sẽ đẻ nhiều, trưởng thành rất nhanh. Tôi đã dựa vào kỹ thuật nuôi tôm càng xanh để thử nuôi tép rêu và trồng bông súng, mã đề để chúng được sống như trong tự nhiên” – ông Huỳnh Chấn Kim cho biết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.