Doanh nghiệp » Kinh doanh
Hạ sát rùa biển bán sang Trung Quốc
(08:53:58 AM 27/12/2014)
Hàng ngàn con rùa biển được thu giữ tại TP Nha Trang
Chiều 26-12, thượng tá Lê Như Toản - Trưởng Phòng Tham mưu, người phát ngôn Công an tỉnh Khánh Hòa - cho biết đang củng cố hồ sơ, giám định số lượng rùa biển tại 3 cơ sở chế tác rùa biển ở xã Phước Đồng, TP Nha Trang, nếu có dấu hiệu phạm tội sẽ khởi tố vụ án.
Hàng ngàn con rùa bị giết hại
Hiện cơ quan công an đã hoàn tất việc khám xét khẩn cấp tại xưởng chế tác rùa biển và nhà riêng của Hoàng Tuấn Hải (42 tuổi; ngụ xã Phước Đồng, TP Nha Trang; được cho là chủ của 3 cơ sở chế tác rùa biển trên), thu giữ nhiều tài liệu, đồ vật liên quan. Theo ông Toản, qua gần 7 ngày kiểm đếm, đoàn công tác liên ngành của tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa thống kê xong số lượng rùa biển bị bắt giữ, cất giấu trái phép tại xã Phước Đồng trong trang trại nuôi heo của bà Vũ Thị Hải Thanh (38 tuổi).
Ông Lê Văn Dũng, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, cho biết số lượng rùa biển bị bắt lần này rất lớn, trọng lượng ước khoảng 6 tấn rùa tươi nên việc kiểm đếm mất rất nhiều thời gian. Khai với cơ quan chức năng, ông Hải thừa nhận toàn bộ số rùa trên là của ông gửi tại trang trại của bà Thanh.
Tại trang trại này, những con rùa lớn, đường kính mai lên đến 70-80 cm nằm xếp đống lên nhau dài cả trăm mét. Mùi hóa chất xộc lên nồng nặc. Trong các bể formol là những con rùa còn nguyên vẹn hình hài. Theo nhận định ban đầu, rùa biển ở đây gồm vích, tráng bông và đồi mồi. Đây là những loài bị cấm săn bắt, buôn bán, vận chuyển và sử dụng.
Trước đó, vào ngày 19-11, tại 2 kho hàng khác của ông Hải, cũng nằm trên địa bàn xã Phước Đồng, xác rùa biển vứt la liệt, chất đống cao lên gần nóc nhà. Hàng ngàn con rùa nằm chỏng chơ khắp nơi trong xưởng đang được cắt ra để nhồi bông hoặc bị dìm trong những thùng formol bốc mùi nồng nặc. Lực lượng chức năng phải điều 6 chuyến xe tải mới chở hết 4,4 tấn rùa về kho tạm giữ.
Theo ông Lê Văn Dũng, hiện cơ quan chức năng đang lúng túng vì không biết chứa số rùa này ở đâu bởi kho của Viện Hải dương học đã hết chỗ trong khi xác rùa vẫn còn tươi, bốc mùi kinh khủng nên không doanh nghiệp nào đồng ý tiếp nhận.
Đường dây săn bắt, mua bán chuyên nghiệp
Ông Hoàng Tuấn Hải khai với cơ quan công an ông là chủ của các kho rùa trên. Ông mua gom rùa của ngư dân với giá từ 200.000 - 800.000 đồng/con, tùy trọng lượng, sau đó ngâm hóa chất để chế tác thành đồ mỹ nghệ.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, chủ thực sự của các cơ sở này là một người tên Hoàng Minh C. hay còn gọi là C. “đồi mồi”. Các cơ sở chế tác rùa này tồn tại hàng chục năm nay, lúc cao điểm ông C. thuê vài chục nhân công làm việc. Thế nhưng, ông Nguyễn Văn Hưởng, Chủ tịch UBND xã Phước Đồng, cho hay ông không hề biết gì. Còn ông Lê Văn Dũng cho rằng các cơ sở này nằm lẩn khuất trong khu dân cư nên rất khó phát hiện. Chỉ khi lực lượng của Bộ Công an “nằm vùng” trinh sát mới phát hiện được.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), nhiều năm qua, ENV nghiên cứu khoa học về rùa biển và phát hiện nhiều chip gắn trên rùa tập trung ở TP Nha Trang. Trong quá trình tìm hiểu từ đầu mối thu gom tại cảng Sa Kỳ hay huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), ENV xác minh ngư dân thường bán cho một người tên C. tại TP Nha Trang. Ông này còn hỗ trợ tài chính, ứng trước tiền cho các đối tượng săn bắt trái phép rùa biển.
Theo bà Dung, ông C. “đồi mồi” rất ít khi trực tiếp thu mua rùa biển mà thông qua những đầu nậu ở các tỉnh ven biển thu mua từ ngư dân đánh bắt được, sau đó chở bằng xe đông lạnh về Nha Trang bán lại cho ông C. Tại đây, sau khi chế tác, ngâm tẩy, đánh bóng, rùa được chất lên xe đi bằng đường bộ hoặc đường thủy ra cửa khẩu Móng Cái để xuất sang Trung Quốc.
“Nhu cầu dùng rùa làm vật trang trí trong nước rất ít. Do đó phải có đường dây vận chuyển, tiêu thụ các sản phẩm sang Trung Quốc và một số nước khác. Bên cạnh đó, ông Hoàng Tuấn Hải không phải là “nhân vật chính”, người đứng sau “đạo diễn” là ông C. “đồi mồi”. Hiện ENV đã chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu thu thập được về đường dây tổ chức đánh bắt, thu gom, chế tác, tiêu thụ trái phép rùa biển này cho cơ quan chức năng” - đại diện ENV cho biết.
Cấm săn bắt, buôn bán và sử dụng
Theo bà Nguyễn Thị Phương Dung, rùa biển là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam. Mọi hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi, nhốt rùa biển hoặc vận chuyển, buôn bán sản phẩm, bộ phận của loài này đều bị xem xét xử lý hình sự. Mức án tối đa lên đến 7 năm tù bất kể số lượng, khối lượng hay giá trị tang vật theo Bộ Luật Hình sự.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.