Doanh nghiệp » Kinh doanh
Doanh nghiệp và nông dân An Giang chưa “gặp nhau” trên cánh đồng lớn
(16:45:46 PM 24/05/2014)Ảnh minh hoạ IE
Cánh đồng lớn được các doanh nghiệp và nông dân thỏa thuận ký kết hợp đồng trồng lúa xác nhận, theo qui trình 1 phải 5 giảm, doanh nghiệp tạm ứng giống, vật tư ban đầu hoặc áp dụng hình thức hỗ trợ từ 150 đồng đến 200 đồng/kg lúa và thu mua trọn vẹn sản lượng sau khi thu hoạch đã đủ tiêu chuẩn về ẩm độ với giá thời điểm. Từ khi triển khai đến nay cánh đồng lớn đã khẳng định được chủ trương đúng, là hình thức đổi mới tập quán canh tác hiệu quả cho nông dân, còn là nguyện vọng của nông dân hiện nay, giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm làm ra, doanh nghiệp có đủ sản lượng lúa gạo sạch, chất lượng cho nhu cầu xuất khẩu.
Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai “Cánh đồng mẫu” đến “Cánh đồng lớn” ngoài Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang thực hiện đúng hợp đồng tiêu thụ lúa hàng hóa đã ký với nông dân, còn lại nhiều doanh nghiệp đã kéo dài tình trạng vỡ hợp đồng trong mỗi vụ mùa từ 50% - 100%. Vụ Đông Xuân 2013 - 2014 An Giang có 20 doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất trên cánh đồng lớn 11.833 ha, trong đó 19 doanh nghiệp có tổng diện tích là 5.024 ha. Đến thời điểm này nông dân đã thu hoạch dứt điểm, nhưng doanh nghiệp chỉ thu mua 61% tương đương 3.038 ha, số còn lại nông dân tranh thủ bán ra bên ngoài cho thương lái hàng xáo. Trong đó có 3 công ty không thu mua lúa trên diện tích đã ký, gồm Công ty TNHH MTV Tây Đô Shin 200 ha, Công ty TNHH Tín Phương 147 ha, Công ty cổ phần Thuận Minh 44 ha; ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp thu mua với diện tích khiêm tốn, như Công ty cổ phần lương thực Nam Trung Bộ 20/280 ha, Công ty cổ phần Quốc Tế Gia chỉ thu mua 21/257 ha, Công ty cổ phần đầu tư Vinh Phát 47/223,5 ha, Công ty cổ phần XNK Đồng Tháp Mười chỉ thu mua 100/200 ha.
Lý giải về việc không thu mua lúa vụ Đông Xuân 2013 - 2014 như đã ký kết, Công ty Quốc Tế Gia cho rằng, do nông dân không chứng minh được giống sử dụng là giống xác nhận, ẩm độ không đạt yêu cầu khi thu hoạch, nông dân không chấp nhận giá thu mua của doanh nghiệp mặc dù đây là giá đã được tham khảo áp dụng phổ biến trên diện rộng. Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Afiex cũng gặp khó khăn bởi nông dân sử dụng giống không ổn định, thay đổi liên tục trong mỗi mùa vụ; diện tích chưa đáp ứng theo tiêu chí qui định, còn nhỏ lẻ, sản xuất da beo rải rác nhiều nơi, doanh nghiệp phải thu mua lúa tại đồng vận chuyển khó khăn…
Ông Nguyễn Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND thị xã Tân Châu cho rằng, để thực hiện được cánh đồng lớn hiệu quả trong thời gian tới, phải có sự hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân, hợp đồng có sự ràng buộc giữa hai bên ký kết. Cụ thể là với lộ trình xuất phát điểm vùng nguyên liệu cho mỗi doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn là 300 ha và tăng lên hàng năm là chưa hợp lý, nếu nông dân không bán lúa, doanh nghiệp sẽ gặp khó, không đủ sản lượng cho nhu cầu xuất khẩu đúng thời hạn. Khó khăn lớn nhất khi tăng diện tích sẽ kéo theo tăng nguồn vốn đầu tư hệ thống sấy, kho chứa và chi phí trong quá trình đầu tư hỗ trợ canh tác… Còn theo ông Nguyễn Văn Cứng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang, Nhà nước nên nhanh chóng xây dựng tiêu chí diện tích vùng nguyên liệu cánh đồng lớn phải dựa trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp và nông dân, không áp đặt, do vậy tỉnh cũng cân nhắc chọn doanh nghiệp tham gia phải có uy tín, đủ năng lực; áp dụng một giá thu mua đảm bảo cho nông dân lợi nhuận 30%.
Từ nhiều năm nay triển khai cánh đồng lớn đã thật sự cho kết quả khả quan, điểm xuất phát đầu tiên từ Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang “Cánh đồng mẫu” hiện nay là “Cánh đồng lớn” đã lan rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Theo kế hoạch vụ Hè Thu 2014 tỉnh An Giang có 22 doanh nghiệp đăng ký tham gia liên kết sản xuất trực tiếp với người nông dân. Đến nay đã có 16 doanh nghiệp đăng ký 5.210 ha tập trung tại 9/11 huyện thị thành phố Châu Đốc, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành, Tri Tôn, Tịnh biên, Chợ Mới, Thoại Sơn. Qua đó cho thấy, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp và nông dân vẫn quyết tâm và hưởng ứng chủ trương liên kết canh tác trên cánh đồng lớn. Do vậy, ngay từ bây giờ Nhà nước phải vào cuộc hình thành tổ trọng tài kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cánh đồng lớn không chỉ thực hiện có hiệu quả mà góp phần cho doanh nghiệp và nông dân ngày càng xích lại gần nhau, thật sự yên tâm ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.