Doanh nghiệp » Kinh doanh
Đại gia Việt "cho không" hàng trăm tỷ?
(10:14:33 AM 05/07/2015)Việc chủ sở hữu công ty tự xóa nợ hay cấn trừ bằng cổ phiếu sẽ giúp làm đẹp báo cáo tài chính, đồng thời giữ giá cổ phiếu ổn định. Ảnh: Anh Tuấn.
Năm 2008, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM ghi nhận một giao dịch tặng cổ phiếu kỷ lục ở mã chứng khoán của một trong những công ty tương đối lớn tại Việt Nam ở thời điểm đó. Chủ tịch công ty đã tặng lại hơn 1 triệu cổ phiếu (khoảng 82 tỷ đồng) cho một thành viên HĐQT.
Tuy nhiên, không phải bất cứ giao dịch biếu, tặng cổ phiếu nào đều thực hiện thành công. Năm 2011, bà chủ Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) từng muốn tặng 200.000 cổ phiếu cho một đơn vị.
Tuy nhiên, nhã ý này bị từ chối và bà chỉ có thể chuyển nhượng được hơn 80.000 chứng khoán. Một năm sau, bà Nguyễn Thị Như Loan tiếp tục bỏ ra số cổ phiếu QCG trị giá hơn 1,3 tỷ đồng để làm quà tặng cho một người nhận giấu tên.
Thay vì biếu tặng cổ phiếu và được ghi nhận thay đổi cổ phần ngay trên báo cáo tài chính, nhiều doanh nhân sẵn sàng bỏ ra khối tài sản khổng lồ thông qua con đường vay hoặc cho vay với chính công ty của mình. Trường hợp của Công ty Thuận Thảo hoặc QCG là điển hình.
Mới đây, bà Võ Thị Thanh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thuận Thảo – tuyên bố xóa món nợ 105 tỷ đồng cho công ty, nhằm giúp kết quả kinh doanh của Thuận Thảo từ mức âm chuyển thành dương. Báo cáo kiểm toán sau đó đã không ghi nhận việc xóa nợ này của nữ doanh nhân, khiến doanh nghiệp tiếp tục có kết quả kinh doanh không khả quan với mức lỗ lên tới gần 200 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại Quốc Cường Gia Lai, Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan không chỉ dùng cổ phiếu cá nhân làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của công ty mà còn trực tiếp dùng tiền tham gia vào các hoạt động tài chính của QCG.
Để xóa đi con số hàng trăm tỷ đồng nợ vay của Quốc Cường Gia Lai với cá nhân bà chủ tịch trên báo cáo tài chính, cổ đông công ty này đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu cấn trừ công nợ. Tính đến cuối năm 2014, số nợ sổ sách được xóa trên báo cáo tài chính của công ty này với riêng cổ đông lớn nhất đã lên tới hơn 400 tỷ đồng.
Theo giải trình của Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, những giao dịch vay và cho vay chéo giữa công ty và các cổ đông là nghiệp vụ “không thể không phát sinh”, nhất là khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, cần được hỗ trợ. Tuy nhiên, sau nhiều năm liên tục thực hiện vay nợ rồi hoàn nợ mà không thể giải quyết dứt điểm tình trạng giao dịch chéo trong công ty như cam kết vào năm 2012, QCG đã chọn giải pháp cấn trừ nợ bằng cổ phiếu.
Một chuyên gia làm việc ở một công ty chứng khoán ở Hà Nội đánh giá, việc biếu tặng cổ phiếu hay dùng chứng khoán cá nhân để đảm bảo các món vay của doanh nghiệp là cách nhiều ông chủ công ty giữ được giá cổ phiếu, thống nhất quyền lực hoặc hạn chế bổ sung tài sản đảm bảo cho các món vay ngắn hạn. “Nghiệp vụ này vừa làm đẹp báo cáo tài chính của doanh nghiệp, vừa không làm thay đổi bộ máy điều hành chính, nghĩa là lợi cả đôi đường”, vị chuyên gia trên nhận định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.