Doanh nghiệp » Kinh doanh
Công ty Thuận Phong làm phân bón giả, sao không khởi tố?
(16:12:33 PM 04/06/2016)
Ngày 20-5, các cơ quan chức năng đã mở niêm phong kho hàng của Công ty Thuận Phong. Ảnh: TIẾN DŨNG
Theo nguồn tin, chiều 3-6, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp với Ban chỉ đạo Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại quốc gia (Ban 389) về vụ việc liên quan đến Công ty Phân bón Thuận Phong, Đồng Nai.
Ngoài các thành viên Ban chỉ đạo 389, cuộc họp còn có sự tham dự của đại diện VKSND Tối cao. Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lắng nghe ý kiến, quan điểm của các bộ, ngành và thành viên Ban chỉ đạo 389 về vụ việc này.
Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã có quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty Thuận Phong. Quyết định này được đưa ra dựa trên chỉ đạo của Bộ Công an sau khi tiến hành điều tra vụ việc. “Qua quá trình điều tra, Bộ Công an nhận thấy những sai phạm của Công ty Thuận Phong không đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự, chỉ ở mức độ xử lý hành chính. Bộ Công an giao Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp VKSND tỉnh Đồng Nai báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tỉnh xử lý vi phạm của Công ty Thuận Phong theo đúng quy định” - Bộ Công an cho biết.
Tuy nhiên, theo báo cáo của tổ công tác liên ngành, Văn phòng thường trực Ban 389 quốc gia, có đủ căn cứ để khởi tố Công ty Thuận Phong về tội sản xuất, buôn bán phân bón giả với phạm vi hoạt động trên nhiều tỉnh, TP...
Mới đây, Bộ Tư pháp cũng đã có ý kiến bằng văn bản gửi Văn phòng Chính phủ nêu quan điểm: Việc Công ty Thuận Phong gắn nhãn gốc bằng tiếng Anh, nhãn phụ bằng tiếng Việt ghi rõ phân Mỹ nhập khẩu lên các sản phẩm chai phân bón 1 lít là hành vi sản xuất hàng giả, thuộc trường hợp số lượng lớn có dấu hiệu cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999.
Bộ Tư pháp cũng cho rằng qua hồ sơ vụ việc phản ánh thì hành vi sang chiết từ bồn nhựa có dung tích 1.000 lít vào chai 1 lít, đóng chai dán nhãn chính bằng tiếng Anh, tem nhãn phụ tiếng Việt vào sản phẩm phân bón nhập khẩu của Công ty Thuận Phong là hành vi kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có dấu hiệu cấu thành tội kinh doanh trái phép tại Điều 159 BLHS năm 1999.
Bộ Tư pháp cũng lưu ý dù BLHS năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2016) không tiếp tục quy định tội danh kinh doanh trái phép nhưng theo Nghị quyết số 109/2013 của Quốc hội về thi hành BLHS thì từ ngày 1-7-2016, hành vi kinh doanh trái phép theo BLHS năm 1999 xảy ra trước 0 giờ ngày 1-7-2016 mà sau ngày này vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì tiếp tục áp dụng quy định của BLHS 1999.
Cùng quan điểm, Bộ KH&CN cho rằng Công ty Thuận Phong đóng chai dán nhãn chính bằng tiếng Anh là nhãn gốc nhập khẩu từ Mỹ, dán nhãn phụ bằng tiếng Việt là hành vi giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác, giả mạo nơi sản xuất đóng gói hàng hóa. Theo quy định tại Nghị định số 185/2013 của Chính phủ, hàng hóa có nhãn vi phạm như trên là hàng giả. Bộ Quốc phòng cũng có quan điểm tương tự.
Phát biểu tại một cuộc họp mới đây của Ban 389, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết cơ quan công an đã điều tra rất kỹ lưỡng, cẩn trọng và kết luận không khởi tố hình sự Công ty Thuận Phong.
Theo ông Vương, cơ quan công an đã mất gần một năm để điều tra. Công an tỉnh Đồng Nai, VKSND tỉnh Đồng Nai và Bộ Công an đã làm đi làm lại nhiều lần. “Rất may là không khởi tố, nếu không lại giống như vụ quán Xin Chào. Người ta sản xuất phân bón có nguồn gốc rõ ràng. Bộ Công an sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của bộ, ngành, dư luận về vụ này” - Thứ trưởng Vương nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.