Doanh nghiệp » Kinh doanh
Công ty có hai chủ tịch hội đồng quản trị, hai tổng giám đốc
(10:28:11 AM 22/01/2013)
Văn bản trả lời mới nhất của Ủy ban Chứng khoán và đơn tố cáo của ông Khiết
Ký hợp đồng cao gấp 257,8 lần vốn điều lệ
Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty OMC Dương Thanh Khiết trình bày: OMC được cấp phép thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 2006, trụ sở đặt tại 258 Ter Điện Biên Phủ, P7Q3. Giữa năm 2011, ông Khiết và các cổ đông chuyển nhượng 67% vốn điều lệ (25 tỷ đồng) cho 14 cổ đông mới. Sở hữu 33% vốn của OMC, ông Khiết vẫn là chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Minh Cường (nhóm cổ đông mới) giữ chức phó chủ tịch, bà Trần Quỳnh Hương giữ chức tổng giám đốc (TGĐ) OMC.
Rắc rối phát sinh khi TGĐ Hương đệ đơn xin từ chức ngày 28-2-2012 vì “không thể thực hiện theo chỉ đạo trái pháp luật” của ông Cường liên quan đến việc rút 7,6 tỷ đồng từ ngân hàng về OMC. Ông Khiết lấy làm lạ bởi chính nhóm ông Cường đưa bà Hương lên làm TGĐ, nay lại bị bà này “tố”. Tìm hiểu thực tế, ông giật mình khi biết 10/14 cổ đông mới của OMC làm việc tại Công ty cổ phần CK Sài Gòn Tourist (STSC), trong đó nhiều người giữ vị trí chủ chốt. Cụ thể, ông Cường là Trưởng phòng đầu tư STSC, bà Dương Thị Minh Châu là Trưởng phòng hành chính, bà Nguyễn Thị Hiền là Kế toán trưởng... Riêng bà Trần Quỳnh Hương khi làm Phó TGĐ Công ty OMC cũng đồng thời là Trưởng phòng giao dịch của STSC. Lên TGĐ của OMC ngày 3-11-2011, bà Hương mới rời vị trí tại STSC. Ông Khiết cho biết, từ đơn tố cáo của TGĐ Hương, ông nhận ra sự bất thường khi một lực lượng hùng hậu của STSC nhảy sang OMC. Nắm hơn 2/3 số cổ phần và giữ nhiều chức vụ trọng yếu của OMC (ông Cường là phó chủ tịch thường trực HĐQT, bà Hương làm TGĐ, bà Trần Thị Thanh Hoa làm trưởng ban kiểm soát...), nhóm cổ đông mới dễ dàng thao túng, thực hiện ý đồ riêng. Thực tế, ông Cường đã chỉ đạo làm nhiều việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nếu bà Hương không đứng ra tố cáo thì hậu quả khôn lường. Để chứng minh, ông Khiết đưa ra hai hợp đồng (HĐ) “ủy thác” do bà Hương đại diện OMC ký với đối tác trị giá 6.445 tỷ đồng, cao gấp 257,8 lần vốn điều lệ của OMC. Hợp đồng thứ nhất kèm 13 HĐ “con” ký ngày 19-7-2011 trị giá hơn 1.657 tỷ đồng; HĐ thứ hai kèm 18 HĐ “con” ký ngày 17-8-2011, trị giá hơn 4.788 tỷ đồng. Bà Hương khẳng định việc ký cả hai HĐ trên đều theo sự chỉ đạo của ông Cường.
Hậu quả nhãn tiền
Chủ tịch HĐQT OMC đưa ra bốn điểm sai nghiêm trọng của hai HĐ trên:
Thứ nhất, việc ký HĐ “ủy thác” được OMC quy định rất chặt chẽ. Khâu bắt buộc đầu tiên, TGĐ phải trình HĐQT xem xét về nguồn tiền và chủ của nó cũng như mục đích nhận ủy thác rồi mới phê duyệt. Vậy mà cả hai HĐ lên đến 6.445 tỷ, Phó chủ tịch HĐQT Cường chỉ đạo TGĐ Hương “lén” ký với đối tác, không thông qua HĐQT. Ông Khiết khẳng định: “Ông Cường đã qua mặt tôi với tư cách chủ tịch HĐQT. Thực tế nếu biết được thì tôi dứt khoát không nhận ủy thác vì HĐ có nhiều điểm trái pháp luật. Theo thỏa thuận thì cả hai HĐ đều đầu tư vào “trái phiếu chính phủ” nhưng sau khi ký xong mới lập ra chiến lược đầu tư vào cổ phiếu với giá trị đặc biệt lớn, không đúng thực tế, mang tính rủi ro rất cao. Phía ủy thác lại đưa điều kiện “không cần xác nhận của nhà đầu tư”, nhưng khi xảy ra hậu quả thì OMC sẽ lãnh đủ” (!). Thứ hai, vì đã “lén” ký HĐ nên sau khi thực hiện ủy thác thì không thông qua Hội đồng đầu tư của OMC. Cả việc lập quy trình quản lý kiểm soát đầu tư cũng quên tuốt! Đến nay, các HĐ đã quá hạn nhưng chưa thanh lý khiến OMC không thu hồi được nguồn tiền nhận ủy thác. Thứ ba, theo thỏa thuận trong HĐ thì lãi là 22%/năm. Với 6.445 tỷ đồng, sau một năm sẽ “đẻ” ra hơn 1.417 tỷ tiền lãi (chưa kể lãi con). Tính từ lúc nhận ủy thác đến nay đã gần 18 tháng, số lãi lên đến hơn 2.100 tỷ đồng. Ông Khiết ngao ngán: “Tiền gốc còn chưa thu hồi, lấy đâu ra lãi để OMC thu? Thiệt hại lớn như vậy nhưng vẫn không thấy phía ủy thác phản ứng gì. Rõ ràng có sự khuất tất, mờ ám liên quan đến nguồn tiền cũng như thực hiện sai nội dung ủy thác nên cả OMC lẫn phía ủy thác đều muốn giữ im lặng, bắt tay tìm cách đối phó”. Thứ tư, khi ký hai HĐ “ủy thác”, bà Trần Quỳnh Hương là Phó TGĐ Công ty OMC đồng thời là Trưởng phòng giao dịch của STSC. Hơn ai hết, cả ông Cường - bà Hương đều biết rõ việc làm này vi phạm quy chế của Bộ Tài chính về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ (điểm g, khoản 3, điều 10). Ông Khiết cho biết, ngoài hai HĐ ủy thác, ông Cường còn có hành vi sai phạm nghiêm trọng khác khi qua mặt HĐQT, tự ý duyệt chi “tạm ứng” hơn 16,6 tỷ đồng. Khi bị phát hiện, thay vì ngồi lại cùng HĐQT OMC tìm biện pháp khắc phục thì ông Cường chiếm đoạt con dấu công ty, cùng một số cổ đông như Nguyễn Thị Hiền, Dương Thị Minh Châu ký vào đơn yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường để giải quyết “tranh chấp nội bộ” (?!). Ngày 1-10-2012, nhóm ông Cường đứng ra tổ chức đại hội cổ đông thay đổi toàn bộ nhân sự OMC. Theo đó, bà Hiền làm chủ tịch HĐQT, ông Cường nắm quyền TGĐ. Đến ngày 20-10-2012 ông Cường thay bà Hiền ngồi vào ghế chủ tịch HĐQT, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Mai Trinh làm TGĐ. Chủ tịch HĐQT OMC bức xúc: “Hơn ba tháng qua, công ty có hai chủ tịch HĐQT, hai TGĐ cùng tồn tại. Tôi và TGĐ Hương liên tục kêu cứu và nhận được nhiều văn bản trả lời của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, mới nhất vào ngày 26-12-2012 nhưng không đề cập gì đến hai HĐ “ủy thác” 6.445 tỷ đồng. Với tư cách người sáng lập và là chủ tịch HĐQT Công ty OMC, tôi nhận thức được mức độ nguy hiểm về các hành vi của ông Cường trong thời gian qua. Với quyền hành và con dấu trong tay, ông này dễ dàng thao túng, ký tiếp nhiều HĐ “ủy thác” mới cho OMC gánh hậu quả”. Trong đơn tố cáo ngày 15-1-2013, ông Khiết đề nghị cơ quan điều tra khẩn trương vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm ông Nguyễn Minh Cường và những người liên quan theo quy định pháp luật, tránh để kéo dài, hậu quả càng nghiêm trọng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.