Doanh nghiệp » Kinh doanh
Công ty chứng khoán chờ... chết
(23:12:14 PM 05/11/2014)
Công ty Chứng khoán MBS và Công ty Chứng khoán VITS là trường hợp đầu tiên hợp nhất thành công trên thị trường chứng khoán Việt Nam Ảnh: TẤN THẠNH
Vào thời điểm khủng hoảng của thị trường, khá nhiều công ty chứng khoán (CTCK) bị buộc phải “ra đi” do vi phạm các quy định của nhà nước, nhà đầu tư dùng đòn bẩy cao dẫn đến mất kiểm soát, thua lỗ nặng… Một số công ty vượt qua được thời “đen tối” của thị trường thì nay như người bệnh nan y, sống mà như chết.
Rơi rụng
Báo cáo quý III/2014 về thị phần môi giới của các thành viên tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho thấy tốp 20 CTCK lớn hiện đang nắm giữ đến 80% thị phần, khoảng 70 CTCK khác chia nhau 20% thị phần còn lại.
Thị phần chỉ là một phần trong hoạt động của các CTCK nhưng nó nói lên sức mạnh của từng công ty. Ông Nguyễn Chí Trung, Phó Tổng Giám đốc CTCK Rồng Việt, cho biết nếu không có ngân hàng hậu thuẫn, các CTCK nhỏ khó tồn tại trong giai đoạn thị trường khó khăn vừa qua. Theo ông Trung, có nhiều yếu tố để một CTCK phát triển ổn định nhưng cái chính vẫn là vốn. Không có vốn thì không thể mở rộng bất kỳ hoạt động nào từ việc tăng dịch vụ tài chính, thu hút nhà đầu tư mở tài khoản đến tạo uy tín để tham gia các dịch vụ tư vấn khác. “Công ty giỏi tự doanh nhưng vốn hẻo thì cũng chỉ cầm cự qua ngày trong khi các CTCK mạnh ngày càng bành trướng ở mọi hoạt động nên thị phần càng bị tranh giành” - ông Trung nói.
Gần đây, hàng loạt CTCK bị cơ quan quản lý đưa vào diện kiểm soát đặc biệt vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân không bảo đảm chỉ tiêu an toàn tài chính. Một số công ty còn tệ đến mức không đủ tiền đóng phí thuê cổng kết nối đường truyền nên bị cắt kết nối với sở giao dịch. Trong đó phải kể đến những cái tên như: Công ty CP Chứng khoán Á Âu (AAS), Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHBS), Công ty TNHH Chứng khoán CIMB - Vinashin, CTCK Việt Tín (VTSS), CTCK Kenanga Việt Nam (KVS), CTCK VSM (VSM), CTCK Tonkin (HASC)….
Chết sao cho đẹp?
Tổng giám đốc một CTCK có quy mô nhỏ, vốn dưới 100 tỉ đồng, cho biết mấy năm nay, công ty ông luôn trong tình trạng bất ổn vì thiếu vốn, không thu hút nhà đầu tư. Tự doanh và môi giới chỉ đủ để công ty tồn tại chứ không có lợi nhuận, còn các dịch vụ khác rất khó kiếm tiền. Muốn giải thoát bằng cách kêu gọi nhà đầu tư góp vốn thì đỏ mắt tìm nhưng không ra.
TS Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng CTCK nào thời gian qua “tự sát” sớm, âm thầm rút khỏi thị trường xem ra nhẹ nhàng hơn vì càng kéo dài sự sống trong điều kiện “bệnh tật” thì càng mất cơ hội sử dụng vốn vào việc khác. Sáp nhập, hợp nhất hay giải thể là phương án mà các CTCK phải chọn lựa trong giai đoạn này. Việc hợp nhất, sáp nhập giữa các đơn vị sẽ giúp giảm chi phí, giảm lỗ và tăng cường năng lực cạnh tranh trong lúc thị trường còn lắm khó khăn. “Sau sáp nhập, hợp nhất thì CTCK được mang tên mới, quá khứ dù có “bị đen” cũng được xóa đi bằng “giấy khai sinh” mới sạch sẽ hơn vì các con số đã được làm đẹp qua báo cáo tài chính” - ông Chí nói.
Cũng có CTCK thay vì phải đầu tư, mở rộng hoạt động thì chọn cách mua lại 1 CTCK khác nhằm sử dụng tài sản cũng như khách hàng sẵn có. Mới đây, lãnh đạo CTCK Sen Vàng (GLS) đã đổi phương án, thay vì tuyên bố giải thể, bán tài sản chia cho cổ đông thì công ty thông báo sáp nhập với CTCK châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với tỉ lệ hoán đổi 1-1. Giá bán này giới tài chính nhận định là được nhưng hiện phía GLS phải chờ cổ đông của APEC thông qua. “Thủ tục giải thể phức tạp hơn sáp nhập. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, GLS bắt đầu có lãi nên hy vọng thủ tục sáp nhập được tiến hành sớm” - ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, Tổng Giám đốc GLS, chia sẻ.
Sự thành công của việc mua bán, sáp nhập các CTCK đến nay vẫn còn là ẩn số. Trong khi giới chứng khoán nhận định từ nay đến năm 2015 sẽ còn nhiều công ty phải tính đến chuyện giải thể nếu không muốn kéo dài sự sống bệnh tật, hao tốn tiền của nhà đầu tư.
Cuộc chơi còn khắc nghiệt
TS Trần Đắc Sinh, Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, cho biết những năm gần đây không cấp phép cho CTCK mới nào mà chủ yếu là sự co cụm, giải thể, sáp nhập liên tục giữa các CTCK. Hiện các CTCK lớn đã “nuốt” khá nhiều CTCK nhỏ, buộc các công ty nhỏ phải tự tìm cách thoát thân. Trong vài năm tới, thị trường chứng khoán phái sinh ra đời. Sân chơi cao cấp, chuyên nghiệp này chỉ dành cho các CTCK lớn, tài chính và năng lực mạnh. Vì vậy, theo quy định của dự thảo về chứng khoán phái sinh thì chỉ các CTCK có vốn từ 600-800 tỉ đồng, bảo đảm các điều kiện, chỉ tiêu an toàn tài chính mới được tham gia.
“Khi đó, quy luật đào thải của thị trường ngày càng khắt khe hơn nên buộc các CTCK nhỏ, không đủ công nghệ, tài chính, nhân lực phải nhường lại sân chơi” - ông Sinh nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.