»

Thứ năm, 31/10/2024, 20:28:11 PM (GMT+7)

CEO Thái Hà Books chân đất đi ăn xin

(13:29:47 PM 21/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Đi ăn mày là một việc làm không phải một người lành lặn, có tự trọng nào mong muốn. Ấy vậy mà một doanh nhân thành đạt, một người có chức vụ, tiền bạc, học vấn tự nhiên lại tình nguyện đi xin ăn...

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Thái Hà Books vẫn chưa hết cảm xúc của lần đi xin ăn cách đây gần nửa năm. Ông cho biết, chính bản thân ông cũng không hình dung được có một ngày mình sẽ chân đất, cầm bát đi xin ăn. Cũng nhờ đi ăn xin mà ông đã biết được cảm giác bị đói khổ, biết quý trọng miếng cơm, manh áo mình đang mặc hàng ngày...


Ông Hùng chia sẻ về những ngày đi ăn xin: một trong những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ của tôi, một doanh nhân, trong 7 ngày xuất gia làm nhà sư là đi bát, tức khất thực. Bản chất của khất thực là đi ăn xin, đúng theo nghĩa đen của từ này.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng trong một lần đi khất thực chân đất đi xin ăn


Đây là cách nuôi thân chân chính do Phật dạy cho các đệ tử hàng xuất gia. Đi khất thực cũng còn gọi là đi bình bát, trì bát hay đi bát. Bát là đồ dùng để chứa đựng các thực phẩm đủ cho một người ăn. Bình bát là loại bình được làm bằng đá, sành, đất nung,…Bình bát không được làm bằng vàng, bạc hay kim loại quý. Bởi lẽ, khi đã phát tâm xuất gia tức là tập hạnh xả bỏ tất cả, xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo.

Việc chuẩn bị cho đi bát được hướng dẫn khá chu đáo. Chúng tôi được dạy cách đắp y, chuẩn bị bình bát, cách đi, cách ứng xử trên đường…

Bình thường khi ở trong chùa chúng tôi đắp y hở 1 vai. Tuy nhiên theo quy định, khi ra khỏi chùa phải đắp y để cả 2 vai được kín. Lần đầu tiên ra ngoài tôi không tự đắp cho mình được mà phải nhờ 1 vị sư có thâm niên đắp giúp.

Dẫn đầu đoàn khất thực là một sư cao tăng. Năm nay sư đã hơn 80 tuổi. Tôi hiểu rằng sư đã tu tập và có nhiều đức hạnh lớn. Chúng tôi đi theo sư, thứ tự, lần lượt.

Chúng tôi đeo bình bát về trước ngực và chậm rãi hành thiền ra khỏi cổng chùa. Việc quan trọng trong việc đi bát là đi chậm, nhẹ nhàng. Điểm quan trọng là khi đi bát phải đi chân trần. Không được mang dép. Quả thật đi bát là phương cách thiền hành tuyệt vời nhất mà tôi từng trải nghiệm. Đi chân trần trong phố mà đôi chân vốn thường ngày vẫn nằm trong giày tất không hề cảm thấy đau. Chúng tôi bước chậm rãi từng bước từng bước qua từng con phố.

Khi đi bát, chúng tôi không được nhìn ngang, liếc dọc. Tuyệt đối. Tất cả chỉ tập trung vào đường đi, vào từng bước chân của mình. Sau khi có trải nghiệm, tôi hoàn toàn hiểu và nhận thức rõ ràng về việc khất thực của các nhà sư. Rằng việc đi bát cũng là cách thiền rất tốt, rằng cách đi bát đúng mang lại nhiều lợi ích cho các đệ tử của Phật.

Khi đi bát, chúng tôi không nhìn vào các phật tử, những người đến để cúng dàng. Tại sao lại như vậy? Để không còn phân biệt. Nếu nhìn vào người cúng dàng, nhìn vào đồ ăn, vật thực, nhà sư dễ sinh ra sự so sánh, phân biệt. Đã là cúng dàng thì cái gì sư cũng nhận và ai cũng đáng trân trọng như nhau. Giàu nghèo, sang hèn, già trẻ đều là quý.

Chúng tôi đi khất thực từ sáng sớm. Theo quy định buổi khất thực phải chấm dứt trước giờ ngọ. Chúng tôi chỉ đi mà không được đứng tại chỗ. Chỉ khi nào có Phật tử ra cúng dàng mới dừng lại để nhận vật cúng dàng. Chúng tôi đi chậm trên con phố, lần lượt thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt. Không bỏ sót nhà nào.

Một điểm quan trọng nữa là các phật tử chỉ cúng dàng những thức ăn đã được nấu chín, không cúng dàng các đồ còn sống. Trên thực tế của việc đi khất thực tôi nhận được không chỉ đồ ăn, bánh, kẹo, dầu ăn, … mà còn có cả tiền.

Đoàn khất thực của "nhà sư" Nguyễn Mạnh Hùng


Có một điều mà không phải ai cũng biết là các nhà sư luôn coi việc ăn uống chỉ để duy trì sự sống để tu hành. Đã là vậy thì không phân biệt ngon hay không ngon. Và mỗi nhà sư luôn biết ơn những người đã cúng dàng để mình có bữa ăn, để có sức khỏe, để tu tập và hoằng pháp cho tốt.

Trân trọng cuộc sống hơn sau khi đi... ăn xin

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hùng, việc đi ăn xin của ông diễn ra trong khoảng tháng 7/2010, trong giai đoạn ông đi tu 7 ngày. Bổ ích nhất của việc đi khất thực trong 1 tuần xuất gia "cho tôi rất nhiều bài học, dạy cho tôi bao điều hay lẽ phải. Tôi đã biết sống giản dị hơn, tiết kiệm hơn nữa. Tôi không còn biết chê đồ ăn. Vì đã đi khất thực, tức ai cho gì ăn nấy, không phân biệt thức ăn tốt xấu, ngon dở. Tôi cũng càng trân trọng công lao của người lao động, những người làm ra hạt lúa, cọng rau, tấm lòng của những người con Phật", ông Hùng nói.

Cũng nhờ đi khất thực tôi đã biết quý thời gian hơn nữa, biết làm thêm nhiều việc thiện hơn, biết tu tập mỗi ngày mỗi giờ để mình sống tốt hơn, ý nghĩa hơn. Tôi cũng mong sao mỗi chúng ta đều biết tu thân, tu tâm để xã hội ngày thêm đẹp.

Lời bạt

Trong cuộc sống, để sinh nhai mỗi người phải tự chọn con đường đi riêng của bản thân. Trong quá trình đó, mỗi người lại tự nghiệm ra lý tưởng sống riêng của bản thân mình. Đi ăn xin, ăn mày chắc chắn không phải là lựa chọn của những người có trí tuệ, có sức khỏe, lành lặn và tự trọng. Bởi niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người là lao động để rèn luyện tay nghề, tư chất... Nhưng, cũng có những cuộc đi ăn xin giúp một số người mở mang thêm về mặt trí tuệ và có nhận thức rõ nét hơn về mục đích sống của cuộc đời, biết trân trọng  chính bản thân mình để làm nhiều việc có ích cho xã hội...
Theo VnMedia
Từ khóa liên quan: CEO , Thái Hà Books, chân đất , ăn xin
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: CEO Thái Hà Books chân đất đi ăn xin

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI