Doanh nghiệp » Kinh doanh
Cảnh giác với việc thương lái Trung Quốc lùng mua hạt trám đen 2cm
(17:15:59 PM 13/07/2015)Lùng hạt trám đen 2cm, thương lái Trung Quốc âm mưu gì?
Còn nửa tháng nữa mới đến mùa thu hoạch trám đen nhưng một số thương lái đã tìm về khu vực Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Kạn để mua hạt.
Người dân cho biết, việc thu mua quả, hạt và nhựa trám vẫn diễn ra theo mùa. Song 2 năm trở lại đây, không chỉ có thương lái địa phương mà cả thương lái Trung Quốc cũng sang tìm mua. Họ thường săn tìm loại hạt từ 2 cm trở lên. Giá mua lẻ loại này lên đến 100.000 đồng một hạt, còn bán theo kg là 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/kg.
Gom hàng bán cho thương lái nhưng phần lớn người dân không biết về giá trị của loại hạt này. Theo anh Lê Đức Toàn, chủ đồi trồng trám ở Vĩnh Phúc, trám đen hạt to chỉ có loại mọc tự nhiên lâu năm trong rừng, nhưng năng suất rất thấp. Trám trồng ở địa phương là loại ghép, nhanh cho thu hoạch hơn.
Gần đây, khi thấy thương lái từ các nơi về mua loại này, nhiều người kéo nhau vào rừng nhặt về bán, song số lượng kiếm được rất ít. "Nông dân trồng trám để thu hoạch quả tươi. Còn hạt có giá trị rất thấp. Gần đây, thấy thương lái về thu mua hạt to giá cao, tôi cũng chọn những quả to nhất để lấy hạt bán. Tuy nhiên, 3 ha trám chỉ thu được khoảng 2-3 kg", anh Toàn cho biết thêm.
Ông Trần Văn Dũng, chủ rừng trám 2 ha ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết, hạt trám thông thường có kích cỡ 1-1,2 cm, hiếm loại nào to trên 2 cm. Mọi năm, đến mùa thu hoạch, ông thường tách lớp thịt quả bán giá 150.000 đồng/kg.
Còn hạt, ông đem phơi khô, bán cho thương lái trong nước chỉ 30.000-35.000 đồng/kg. "Thấy giá cao nên tôi nhặt hạt bán, chứ không biết họ mua về làm gì", ông Dũng cho hay. Anh T., ở Vĩnh Phúc cũng đăng tin thu mua hạt trám trên trang cá nhân. Nhưng loại to từ 2 cm trở lên anh chỉ thu với giá 40.000 đồng/kg hoặc 20.000-30.000 đồng một hạt. Anh bật mí, sau khi gom từ người bán lẻ, anh bán cho thương lái Trung Quốc giá 100.000 đồng hoặc 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/kg.
Cũng nhờ làm đầu mối cho thương lái bắt đầu từ mùa trám năm trước, anh thu lời khá. "Năm nay, mặc dù chưa đến mùa nhưng một thương lái Trung Quốc đã gọi điện đặt hàng, với số lượng không giới hạn", anh T. cho hay. Còn chị Vũ Thị Dung ở Lạng Sơn cũng chia sẻ, năm trước, người Trung Quốc đến chợ Đông Kinh hỏi mua hạt trám loại to với giá 100.000 đồng một hạt. Nhiều người dân địa phương đã kéo nhau vào rừng tìm hạt này về bán.
Đại diện một công ty dược ở Sapa từng đăng tin mua hạt trám đen to với số lượng 1.600 tấn, giá là 720.000 đồng/kg thông tin, hạt trám có nhiều tác dụng. Nhân hạt (màu trắng) thơm, ngậy nên thường để làm nhân bánh, ép tinh dầu.
Vỏ hạt rất cứng, màu đẹp và bền, sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ như vòng đeo tay, hạt vòng có giá trị tương đối cao. Đơn vị này cho biết thu mua số lượng lớn để làm sản phẩm dược liệu và cung cấp nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ cho một số doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, hạt trám phải đủ các tiêu chuẩn khắt khe như có đường kính hạt 2-3 cm với trám đen và từ 1,5 cm với trám trâu. Ngoài ra, các tiêu chí khác là vỏ hạt sạch, hạt già, đầu hạt không nứt, vỏ xanh - sạch và không đen thâm... Sau một năm thử nghiệm, số lượng không đáng kể, khó đạt tiêu chuẩn của mối hàng, nên công ty đã ngừng lại việc thu mua. Theo ông Hoàng Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND xã Quang Sơn (Lập Thạch, Vĩnh Phúc), cây trám chỉ được trồng nhỏ lẻ theo một số hộ dân, chưa phải cây trọng điểm trong vùng.
Cũng vì thế, mức giá bán các sản phẩm quả, nhựa, hạt… đều theo thỏa thuận giữa người bán và mua. Đại diện địa phương này cho rằng, việc thương lái thu mua nhỏ lẻ trong một vài hộ gia đình, chưa phổ biến nên hiện chính quyền chưa nhận được phản ánh của người dân về việc thương lái lạ tới thu mua hạt trám với giá cao.
Ông Trương Mạnh Dũng, đại diện ban quản lý chợ Đông Kinh (Lạng Sơn) phủ nhận việc thương lái Trung Quốc tới thu mua hạt trám với giá cao ở chợ. “Chợ Đông Kinh chỉ kinh doanh các hàng hóa tiêu dùng gia đình như quần áo, dày dép; không buôn bán hàng lâm thổ sản”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.