Doanh nghiệp » Kinh doanh
Cà phê “bẩn” gây ung thư: Sao không ai lên tiếng?
(13:13:13 PM 14/02/2014)
Được biết, tới nay, sản phẩm cà phê bột tại Việt Nam vẫn chưa có quy chuẩn riêng.
Năm 2013 Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, cũng đã gửi kiến nghị tới các Bộ ngành cần sớm ban hành các quy chuẩn quốc gia về chất lượng cà phê bột và cà phê hòa tan, để không những đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng mà còn có chế xử lý những cơ sở kinh doanh cà phê không đảm bảo.
Lý giải về kiến nghị trên, ông Nguyễn Tiến Vinh, Tổng Thư ký Hiệp Hội Cà phê ca cao Việt Nam cho biết, thông tin pha chế cà phê bẩn mà dư luận phản ánh bây lâu là có thật. “Hiện tượng pha chế gia công cà phê xuất phát từ những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tại một số tỉnh thành. Tuy không phải là nhiều nhưng đã ảnh hưởng tới uy tín của thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung và doanh sản xuất, kinh doanh cà phê chân chính”.
Trước câu hỏi tại sao Hiệp Hội không lên tiếng về cách làm ăn trục lợi của một nhóm cơ sở, làm ảnh hưởng tới mặt hàng vốn được coi là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của quốc gia, ông Vinh cho biết: “Thông tin về những phụ gia được sử dụng pha chế cà phê bẩn gây ung thư, thực tế cũng chỉ xuất hiện trên báo chí. Chưa từng có cơ quan chức năng quản lý nhà nước nào vào cuộc để chứng tỏ thực hư ra sao thì Hiệp hội làm sao có thể lên tiếng? Làm sao có thể biết người ta pha chế bằng những phụ gia gì?”.
Chỉ có người chế biến mới biết cà phê" bẩn" được pha chế từ những phụ gia gì?
Theo Vị Tổng Thư ký Hiệp Hội cà phê ca cao, chức năng quản lý nhà nước về sản phẩm cà phê đang được giao cho Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn và Bộ Y Tế. “ Tới nay chúng tôi cũng mới chỉ biết rằng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y Tế) đang đảm nhận nhiệm vụ xây dựng quy chuẩn cà phê.”, ông Vinh nói
Mới đây, Bộ Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn cũng đã từng ban quy định về cà phê thật với tiêu chí bắt buộc đối với cà phê bột hàm lượng cafein là 1%. Tuy nhiên thực tế rất khó xử lý các cơ sở vi phạm khi họ có sử dụng các chất phụ gia, các loại hạt để độn, nhưng hàm lượng cafein vẫn đảm bảo 1%.
Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, Chuyên viên cao cấp Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, mỗi năm cả nước tiêu thụ khoảng 56.000 tấn cà phê. Trong đó, có ít nhất 1/3 số cà phê nói trên có sử dụng các loại phụ gia.
Ông Nhạn tiết lộ thêm, để cho ly cà phê thơm béo, ngoài bơ, người ta còn độn thêm đậu nành rang. Để cà phê "gắt cổ", người ta chọn chất độn là đậu đỏ. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng tinh cà phê để tạo mùi...
Ngay tại thủ phủ cà phê Đăk Lăk, khảo sát cà phê bột của 30 cơ sở chế biến cho thấy: 73% cơ sở sử dụng đậu nành, 46% dùng thêm ngô, gần 7% dùng thêm đậu đỏ, thậm chí có hơn 3% cơ sở sử dụng nước mắm trong pha trộn.
Một chủ cơ sở tại Bình Dương cũng tiết lộ công thức đầy đủ để cho ra thứ bột gọi là “cà phê” bao gồm: Chất tạo hương Socola (có giá khoảng 280 ngàn đồng/kg), N2 (chất tạo hương cà phê), men (chất tạo hương caramen), đường hóa học, chất tạo màu, sữa đục, sữa béo, bơ, muối, CMC (chất tạo bọt, được dùng làm xà phòng) và đậu nành. Muốn làm ra bao nhiêu kilogam cà phê, chỉ cần đẩy số lượng hạt đậu nành lên chừng đó kilogam.
Theo chuyên gia, các chất như CMC nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp mà cho vào đồ uống sẽ gây ung thư, caramen được sản xuất từ đốt cháy đường cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư. Bên cạnh đó, những loại đậu nành và bắp khi bị rang cháy đen cũng không còn giá trị dinh dưỡng gì.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.