»

Thứ bảy, 23/11/2024, 10:34:17 AM (GMT+7)

Bó tay với hàng Trung Quốc nhiễm độc

(08:08:33 AM 14/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Càng ra quân, càng phát hiện nhiều sản phẩm chứa chất độc hại ảnh hưởng gan thận, có thể gây ung thư.

100% mẫu chứa chất độc hại

 

Gần đây, đồ chơi bóng bơm hơi có độc chất liên tục bị phát hiện - Ảnh: Hoàng Việt
 

Sản phẩm mới nhất phát hiện ngay đầu năm 2014 chứa chất phthalate độc hại vượt mức cho phép ít nhất 300 lần là vịt con đồ chơi trẻ em (ĐCTE) không nhãn mác. Đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam (QLCLSPHHMN) chủ trì lấy mẫu tại cửa hàng ĐCTE Mỹ Linh (Ngô Nhân Tịnh, Q.5, TP.HCM) vào ngày 3.1. Đây là sản phẩm phổ biến trên thị trường ĐCTE tại TP.HCM, nhất là tại khu vực Chợ Lớn.

 

Theo Chi cục trưởng Chi cục QLCLSPHHMN Trần Văn Xiêm, 5/5 mẫu ĐCTE đoàn liên ngành lấy ngày 3.1 (4 mẫu bóng bơm hơi các loại, 1 mẫu vịt con, không nhãn mác xuất xứ hoặc xuất xứ Trung Quốc) tại 2 cửa hàng ĐCTE trên đường Ngô Nhân Tịnh đều phát hiện chứa chất phthalate gấp 300 - 400 lần mức cho phép. Trước đó, cuối tháng 12.2013, đơn vị này và Báo Thanh Niên khảo sát, lấy mẫu kiểm nghiệm đã phát hiện bóng bơm hơi Trung Quốc (bóng bơm hơi loại lớn, có gai) chứa độc chất phthalate gấp 400 lần so với mức cho phép.

 

Theo Thanh tra Bộ Khoa học - Công nghệ, đợt thanh tra về ĐCTE từ tháng 8 - 10.2013 cho thấy 90% sản phẩm lưu thông trên thị trường có nguồn gốc Trung Quốc, hầu hết không có nhãn hàng hóa hoặc vi phạm về nhãn mác. Lực lượng thanh tra đã xử phạt 672 cơ sở vi phạm (chiếm gần 40% cơ sở đã thanh tra), tịch thu tiêu hủy hơn 19.500 sản phẩm đồ chơi các loại.

 

Nhà sản xuất "ma"

 

Điều đáng lo ngại theo ông Trần Văn Xiêm là qua theo dõi những năm gần đây cho thấy, hầu như mỗi năm đều có sản phẩm bị phát hiện chứa chất độc hại nên người bán đã dùng nhiều cách đối phó với lực lượng kiểm tra. Ví dụ, khi mặt hàng thú nhún bị phát hiện chứa chất phthalate, lực lượng chức năng tập trung kiểm tra mặt hàng này thì chất độc lập tức được chuyển sang sản phẩm búp bê đầu trái cây, bóng bơm hơi, vịt.

 

Theo một chuyên gia, sở dĩ hàng độc hại biến hóa khôn lường, khó kiểm soát là do các cơ quan quản lý không nắm được tận gốc các đối tượng cung cấp mặt hàng này. Hầu hết các hàng độc hại trên thị trường hiện nay đều không xuất xứ, không nhãn mác, không biết công ty nào nhập khẩu. Nên khi phát hiện hàng không thể buộc đơn vị sản xuất, phân phối thu hồi sản phẩm mà chỉ tiến hành thu hồi, xử phạt hành chính. Nhưng khi mọi chuyện "im ắng" thì các mặt hàng này lại được đưa ra thị trường.

 

“Kiểm tra các đơn vị sản xuất, nhập khẩu ĐCTE phát hiện rất nhiều cơ sở “ma”. Dù có giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập công ty nhưng thực tế kiểm tra không có địa chỉ như đăng ký hoặc có địa chỉ nhưng không có cơ sở, công ty hoạt động. Tuy vậy, trên nhãn mác ĐCTE vẫn ghi tên công ty, địa chỉ này”, đại diện Chi cục QLCLSPHHMN cho biết.

 

Đó là lý do hàng độc hại cứ tràn lan ngoài thị trường.

Hoàng Việt (TNO)
Từ khóa liên quan: hàng hóa, Trung Quốc, nhiễm độc
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bó tay với hàng Trung Quốc nhiễm độc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI