»

Thứ tư, 30/10/2024, 08:22:53 AM (GMT+7)

Bình Định: Báo động tình trạng khai thác đất trái phép tại chân Núi Bà

(16:41:14 PM 30/08/2018)
(Tin Môi Trường) - Núi Bà qua địa phận xã Cát Hưng và Cát Nhơn, huyện Phù Cát đang phải gồng gánh 7 mỏ đá của 7 doanh nghiệp được UBND tỉnh Bình Định cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản. Cùng với các doanh nghiệp khai thác đá, thời gian gần đây nhiều diện tích đất đồi nằm dưới chân Núi Bà cũng bị một số doanh nghiệp “xẻo thịt” mà không có giấy phép.

Bình[-]Định:[-]Báo[-]động[-]tình[-]trạng[-]khai[-]thác[-]đất[-]trái[-]phép[-]tại[-]chân[-]Núi[-]Bà

Núi Bà qua địa phận xã Cát Hưng và Cát Nhơn, huyện Phù Cát đang phải gồng gánh 7 mỏ đá của 7 doanh nghiệp
 
Núi Bà là dãy núi gồm 66 đỉnh cao thấp, uốn lượn đan xen gấp nếp của các mạch dãy Trường Sơn đâm ra biển Đông. Núi Bà nằm về phía Đông-Nam huyện Phù Cát, có tổng diện tích khoảng 40km2. Với địa hình hiểm trở, Núi Bà trở thành khu căn cứ cách mạng cho lực lượng Cách mạng của tỉnh Bình Định trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ.
 
Bình[-]Định:[-]Báo[-]động[-]tình[-]trạng[-]khai[-]thác[-]đất[-]trái[-]phép[-]tại[-]chân[-]Núi[-]Bà
Núi Bà ở trên lấy đá, dưới lấy đất thì sớm muộn núi sẽ bị sạt lở, đổ sập bất cứ lúc nào
 
Nhưng hiện nay, Núi Bà mất đi vẻ đẹp nguyên sơ mà thay vào đấy là những mỏ đá khai thác bừa bãi, sườn núi đá nham nhở làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và sức khỏe, đời sống của người dân sinh sống gần dưới chân Núi Bà bởi 13 doanh nghiệp đang cùng khai thác đá tại đây.
 
Bình[-]Định:[-]Báo[-]động[-]tình[-]trạng[-]khai[-]thác[-]đất[-]trái[-]phép[-]tại[-]chân[-]Núi[-]Bà
Công ty TNHH Nam Ngân và Công ty TNHH Thành Châu đang cùng lấy đất tại Khu Cải táng Cát Nhơn ở thôn Liên Trì, xã Cát Nhơn
 
Riêng hai xã Cát Hưng và Cát Nhơn có 7 doanh nghiệp gồm: xã Cát Hưng có 2 doanh nghiệp là Công ty Đá Granit Đông Á Công ty đá Granit Tân Long; xã Cát Nhơn có 5 doanh nghiệp đang khai thác là Công ty TNHH Thanh Thảnh, Công ty TNHH Thuận Đức 4, Công ty CP đá Granite Phú Minh Trọng, Xí nghiệp Đá 380 - Công ty Cổ phần Phú Tài, Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite.
 
Bình[-]Định:[-]Báo[-]động[-]tình[-]trạng[-]khai[-]thác[-]đất[-]trái[-]phép[-]tại[-]chân[-]Núi[-]Bà
Xe chở đất từ Khu Cải táng Cát Nhơn ở thôn Liên Trì, xã Cát Nhơn ra QL19B
 
Ngoài ra, còn có Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hoàng Việt. Công ty này, UBND tỉnh Bình Định mới cho cấp phép thăm dò khoáng sản số 35 ngày 10/5/2018 khai thác đá làm vật liệu thông thường tại Núi Đá Chồng (thuộc dãy Núi Bà) ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn với thời gian 6 tháng. Thế nhưng Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hoàng Việt đã dùng tôn rào bao khu đất dưới chân Núi Chồng để khai thác đất lẫn khai thác đá gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động thăm dò khai thác khoáng sản.
 
Bình[-]Định:[-]Báo[-]động[-]tình[-]trạng[-]khai[-]thác[-]đất[-]trái[-]phép[-]tại[-]chân[-]Núi[-]Bà
Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Hoàng Việt đang khai thác đất trái phép dưới chân Núi Chồng, thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn
 
Cùng với Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hoàng Việt đang khai thác đất trái phép dưới chân Núi Chồng (thuộc dãy Núi Bà) thì Công ty TNHH Nam Ngân và Công ty TNHH Thành Châu cũng đang khai thác đất tại khu vực đất đồi dưới chân Núi Bà ở thôn Liên Trì, xã Cát Nhơn. Khu đất đồi này nằm trong Khu Cải táng xã Cát Nhơn - Cát Hưng do Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh quản lý. Riêng Công ty TNHH Thành Châu ngoài khu đất này, Công ty còn khai thác đất không phép tại mỏ đất đồi ở thôn Chánh Nhơn dưới chân Núi Chồng gần khu đất, đá Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hoàng Việt đang rào bao khai thác.
 
Bình[-]Định:[-]Báo[-]động[-]tình[-]trạng[-]khai[-]thác[-]đất[-]trái[-]phép[-]tại[-]chân[-]Núi[-]Bà
Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Hoàng Việt dùng tôn rào bao quanh khu đất đang khai thác đất trái phép dưới chân Núi Chồng, thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn
 
Theo PV tìm hiểu ban đầu hiện có 04 doanh nghiệp đang khai thác đất dưới chân Núi Bà ở xã Cát Nhơn là Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hoàng Việt, Công ty TNHH Nam Ngân, Công ty TNHH Thành Châu, Công ty TNHH Tân Lập. Riêng Công ty TNHH Tân Lập được UBND tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương cho tận thu đất cải tạo vườn tạp của người dân ở thôn Chánh Nhơn để phục vụ thi công dự án đường trục khu kinh tế nối dài (giai đoạn 1).
 
Các doanh nghiệp còn lại không có bất kỳ văn bản nào được cấp phép khai thác đất của UBND tỉnh Bình Định.  Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hoàng Việt chỉ được cấp phép thăm dò khai thác đá lại lợi dụng khai thác đất, quây rào bao quanh cũng không biết họ làm gì bên trong. Các doanh nghiệp này tự thương lượng mua lại diện tích đất trồng cây lâm nghiệp của người dân để khai thác.
 
Bình[-]Định:[-]Báo[-]động[-]tình[-]trạng[-]khai[-]thác[-]đất[-]trái[-]phép[-]tại[-]chân[-]Núi[-]Bà
Công ty TNHH Thành Châu khai thác đất không phép tại mỏ đất đồi ở thôn Chánh Nhơn dưới chân Núi Chồng gần khu đất, đá Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Hoàng Việt đang rào bao khai thác
 
Trao đổi với PV , ông Lê Minh Sự- Chủ tịch UBND xã Cát Nhơn đã khẳng định như vậy với chúng tôi. Ông Sự chia sẻ thêm: “UBND xã rất bức xúc về việc các doanh nghiệp khai thác đất tại địa phương mà chính quyền địa phương “bó tay” không thể xử lý. UBND xã tổ chức kiểm tra các xe tải trọng lớn chở đất ra QL19B nhưng khi hỏi tài xế xe thì họ nói xe của doanh nghiệp lấy đất được Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cho phép lấy đất phục vụ công trình dự án đường trục khu kinh tế nối dài nên xã cũng đành chịu cho xe qua. Nhiều hôm xe đi hàng đoàn 15, 20 chiếc chở quá khổ, quá tải gây bụi mù mịt, lớp xe chở đá, chở đất, chở cát. Cứ như thế này theo thời gian thì con đường QL19B sớm muộn cũng hư hỏng, xuống cấp nhanh chóng. UBND xã cũng đã báo cáo sự việc lên UBND huyện Phù Cát chờ ý kiến xử lý và răn đe, vận động người dân không tự ý bán đất cho doanh nghiệp khai thác”.
 
Bình[-]Định:[-]Báo[-]động[-]tình[-]trạng[-]khai[-]thác[-]đất[-]trái[-]phép[-]tại[-]chân[-]Núi[-]Bà
Xe đất chở quá khổ, quá tải gây bụi mù mịt trên QL19B qua địa phận xã Cát Nhơn và Cát Hưng
 
Thiết nghĩ, UBND tỉnh Bình Định cần chỉ đạo làm rõ việc khai thác đất trái phép của các doanh nghiệp nêu trên. Không thể vì phục vụ công trình dự án đường trục khu kinh tế nối dài mà cho phép doanh nghiệp khai thác đất bừa bãi, thiếu kiểm soát gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát, xử lý vi phạm của chính quyền địa phương. Núi Bà ở trên lấy đá, dưới lấy đất thì sớm muộn núi sẽ bị sạt lở, đổ sập bất cứ lúc nào. Hậu quả này ai sẽ gánh chịu và ai phải chịu trách nhiệm trước hệ lụy của nạn khai thác đá, đất tại Núi Bà?.
(Theo TN&MT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bình Định: Báo động tình trạng khai thác đất trái phép tại chân Núi Bà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI