Doanh nghiệp » Kinh doanh
Bầu Đức dấn thân: Niềm vui ngắn ngủi, khổ ải đường dài
(18:15:21 PM 15/04/2016)>>Bầu Đức cạn tiền: Thế chấp cả học viện bóng đá vay nợ
Bầu Đức găp khó khăn về dòng tiền khi đầu tư vào nông nghiệp.
Từ thành công thành gánh nặng
Một năm trước, cổ đông Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HAG) và sau đó là HAGL Agrico (HNG) vui mừng khi HAG “khoác” tấm áo mới với thành công đến sớm khi chuyển hướng vào nông nghiệp. Hình ảnh các tòa chung cư, khách sạn gắn với HAG đã được thay bằng các nông trại chăn nuôi, trồng trọt hay những cánh rừng cao su,...
Tương lai của HAGL, bầu Đức và các cổ đông nằm ở đó. Cả trăm ngàn hecta cao su, mía đường và dự án bò sữa, bò thịt trăm ngàn con và ước mơ "ngồi ở Gia Lai bán sữa cho cả Đông Nam Á" hay giá đường của HAGL chỉ bằng 6-7 phần giá đường trong nước, giá cao su sản xuất ra chỉ bằng 25% giá bán trên thị trường,... Triển vọng của HAGL trong nông nghiệp được dự báo rất tươi sáng với những nguồn lợi nhiều ngàn tỷ được đo đếm rõ ràng.
Cổ phiếu HNG của HAGL Agrico niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM cuối tháng 7/2015 lập tức thành "bom tấn", đi ngược xu hướng giảm của thị trường. HNG ra mắt hết sức ấn tượng với cú tăng giá gần 20% trong phiên đầu tiên, lên 33.500 đồng/cp.
HNG ngay lập tức gia nhập câu lạc bộ doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD, với vị thế là DN nông nghiệp có quy mô lớn nhất TTCK.
Trong quý II/2015, lợi nhuận trước thuế của HNG đạt 490 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt gần 600 tỷ, so với mức 770 tỷ đồng trong cả năm 2014. HAGL Agrico đặt kế hoạch lãi 1.500 tỷ đồng trước thuế năm 2015 và nâng lên mức 3.100 tỷ đồng vào năm 2016. Năm 2015, HNG đặt kế hoạch doanh thu gần 6,2 ngàn tỷ đồng và 2016 dự kiến gần 10 ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên, cuộc dấn thân mới của bầu Đức không êm đềm, bất ngờ gặp khúc ngoặt khó khăn. Từ triển vọng sáng sủa, DN của Bầu Đức bất ngờ chuyển sang khó khăn và thách thức hơn bao giờ hết.
Nửa cuối 2015 đầu 2016 đánh dấu một khoảng thời gian khó khăn đối với người từng giữ vị trí giàu thứ hai trên sàn chứng khoán. Bắt đầu tư việc một số ngân hàng siết nợ bầu Đức, rồi câu chuyện 14 triệu cổ phiếu HNG biến mất bí ẩn.
Ngay sau đó, cổ phiếu HAGL Agrico đã bốc hơi 3/4 thị giá. Sau nửa năm lên sàn, công ty con của nhà bầu Đức và là DN nông nghiệp có quy mô lớn nhất trên TTCK đã bốc hơi khoảng 18 ngàn tỷ đồng. Cổ phiếu HAG của công ty mẹ cũng bốc hơi ở mức gần tương tự.
BĐS vẫn là thế mạnh của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức
Thách thức trước mắt
Thông tin kiểm toán điều chỉnh giảm hơn 11% lợi nhuận sau thuế của HAG, nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Hoàng Anh Gia Lai và việc thế chấp nhiều tài sản từ đàn bò, cổ phiếu cho tới cả học viện bóng đá,... thực sự là cú sốc với nhiều NĐT.
Cả hai cổ phiếu HAG và HNG của bầu Đức đã liên tục lập đáy mới, xa dần mệnh giá 10.000 đồng và chỉ còn bằng khoảng 30-40% giá trị sổ sách.
Giải thích về vấn đề này, HAGL và bầu Đức thừa nhận DN đang gặp khó khăn về dòng tiền và tập đoàn vẫn đang làm việc với các chủ nợ và xin phê duyệt từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền việc tái cơ cấu nợ. DN vẫn hoạt động bình thường và tin tưởng sẽ tiếp tục hoạt động tốt.
Tuy nhiên, hàng loạt câu hỏi vẫn được đặt ra: Thực tế tình hình tài chính của tập đoàn ra sao? Việc tái cấu trúc tập đoàn diễn ra như thế nào và đã đạt được những kết quả gì? Khả năng vay và trả nợ của tập đoàn trong thời gian tới?
Trên thực tế, mảng BĐS của HAGL hứa hẹn nguồn thu lớn đến từ dự án án khu phức hợp HAGL Myanmar Center. Dự án 440 triệu USD tại trung tâm thủ đô Yangon, Myanmar đã xong giai đoạn 1 với giá cho thuê rất cao, 50 USD/m2 với tỷ lệ lấp kín phòng lên tới 90%.
Còn nông nghiệp được xem là mảng đang gặp nhiều khó khăn, do cần lượng vốn đầu tư lớn trong khi nguồn thu về chậm. Bên cạnh đó, giá cả nhiều loại hàng hóa trong đó có cao su giảm mạnh ảnh hưởng nhiều tới DN.
Nợ lớn nhưng HAGL Agrico đang sở hữu khối tài sản lớn lên tới cả tỷ USD, gồm hàng trăm ngàn hecta đất tại Việt Nam, Lào, Campuchia dành cho đầu tư cao su, mía đường, cọ dầu, bò thịt, bò sữa. Thực tế, các ngân hàng cũng thừa nhân tài sản của HNG cao hơn nhiều so với vay nợ. Trong khi tổng nợ cũng chưa vượt quá hai lần so với vốn chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, ngoại trừ cao su trong ngắn hạn, tương lai của các sản phẩm nông nghiệp của bầu Đức khá sáng sủa với mức giá tương đối cạnh tranh.
Câu chuyện của bầu Đức một lần nữa cho thấy cái khó khi bước chân vào làm nông nghiệp quy mô lớn. Điều quan trọng nhất để DN đủ sức chơi đường dài chính là dòng vốn. Nhưng tiếc thay, đó là điểm yếu không chỉ của bầu Đức.
Duy trì dòng tiền cũng là bài toán đối với nhiều DN Việt phát triển bùng nổ thời gian qua. Huy động vốn thông qua TTCK trong và ngoài nước đang được HAGL và nhiều DN áp dụng vì có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì vấn đề minh bạch cần được đặt lên hàng đầu. Các báo cáo tài chính luôn là điểm nhạy cảm và thách thức, nhưng trung thực và dám đối đầu lại chính là điểm làm nên uy tín của DN.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.