Doanh nghiệp » Kinh doanh
Bà Thái Hương: “Nhận ngạo mạn, xin kiêu hãnh”
(18:23:00 PM 06/08/2012)
Dẫn dắt lý giải cho câu nói đang trở nên “nổi tiếng” trong thời gian qua, bà Hương nhớ lại ngày TH True Milk ra sản phẩm đầu tiên, nguyên Phó tổng giám đốc Vinamilk Trần Bảo Minh có sang và phân tích trên thị trường có 2 đối thủ. Và bà Hương trả lời: “Tôi nói tôi không có đối thủ”.
Lý do là bởi bà Hương cho rằng đã chọn rất rõ cho mình một con đường đi riêng. Ngành sữa Việt Nam khi đó phải nhập sữa về để pha chế thành sữa hoàn nguyên tới 92%, thời điểm này là 72%. Còn TH True Milk đi trên một con đường riêng lẻ, nôm na là tìm cho mình một đại dương xanh trong lòng biển đỏ. Đó là nuôi cỏ, mua bò về, mua quy trình về để bảo vệ tính vẹn toàn của thiên nhiên để cung cấp sữa sạch.
“Tôi tự tạo không cạnh tranh với ai bởi vì đi sau cố gắng tạo cho mình một con đường riêng đỡ phải bị va vấp. Do đó, tôi tạo ra một lớp khách hàng hoàn toàn mới. Dư địa của thị phần này còn rất lớn”.
Bà Hương chia sẻ thêm, khi bà nói sự thật không có đối thủ thì nếu ai đó nghĩ bà ngạo mạn thì bà xin nhận 2 chữ này. Thế nhưng, theo bà Hương, hãy dùng hai chữ kiêu hãnh trong định vị sản phẩm TH True Milk vì 3 yếu tố.
“Thứ nhất là chân chính, vì có chân chính mới đi làm nông nghiệp. Thứ 2 là nghiêm túc thì mới đi mua công nghệ. Thứ 3 là kiêu hãnh vì sản xuất trên đồng lúa của mình, dùng trí tuệ của thế giới”, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á nói. “Thế nên không có gì gọi là gây sốc, cũng chẳng có một cái gì là đánh bóng”,
chính vì thế, nữ doanh nhân này gửi thông điệp: “Tôi muốn chia sẻ một vấn đề cần nói là tôi muốn thân ái với tất cả với các hãng đang cùng kinh doanh. Ta là người Việt hãy nắm tay nhau làm sao để cho người dân đất Việt, trẻ em mình có ly sữa sạch như TH True Milk đang làm và đừng nói xấu nhau nữa”.
“Sữa của người khác sạch, hay bẩn thì tôi không biết. Nhưng tôi biết đang còn nhập khẩu sữa bột rất nhiều. Sữa bột thì cũng từ sữa nước song nó hai lần đã dùng đến nhiệt. Một là cô đặc, hai là hoàn nguyên. Một điều khẳng định mà các nhà khoa học đưa ra là vi lượng cơ bản bay đi một ít, sau đó ta phải bổ sung cho đủ. Và cái cơ bản nữa là mình bỏ ngoại tệ ra để nhập khẩu về trong khi đất nước còn khó khăn”, bà Hương phân tích.
Tuy nhiên, bà Hương nói rằng không cùng đi trên con đường với các đơn vị cùng ngành vì bà muốn tạo sự độc lập trên đồng đất quê hương, đưa công nghệ về để tạo ra những dòng sữa tốt nhất cho người dân.
Chính vì thế, tại diễn đàn này, nhà tư vấn cho TH True Milk cũng đề xuất giải pháp để bảo vệ thông tin, tránh sự mâu thuẫn giữa các đơn vị trong cùng ngành hàng sản xuất với nhau.
Đại diện đơn vị này kiến nghị Bộ Y tế và Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp bán sữa ghi ngay trên bao bì nguyên liệu đầu vào để người dân lựa chọn. Vì chế biến về sữa cơ bản là giống nhau, song nguyên liệu đầu vào rất khác nhau. “Đây là cách bảo vệ các nhà sản xuất chân chính”, bà Hương nói.
Khi phát biểu trước diễn đàn, bà Hương bộc bạch rằng ít khi đứng nói trước công chúng, bởi thứ nhất là người Nghệ An có lẽ nói khó nghe, thứ 2 là nói rất thật.
“Nhưng trong điều kiện đất nước tái cấu trúc mạnh mẽ, biết đâu việc nói thật của mình góp cho các anh ở tầm vĩ mô một phần nào thì đó cũng có thể gọi là công đức đối với đất nước, đối với công dân của mình. Với một suy nghĩ như vậy, tôi đứng ra diễn đàn”, bà Hương bộc bạch.
Người đứng đầu Bắc Á Bank cũng thông tin là lập kế hoạch cho Tập đoàn TH đến năm 2017 sẽ phải nắm được 50% thị phần lượng sữa nước. Thời điểm hiện tại, theo bà Hương, với doanh thu 2.500 tỷ đồng sau 1,5 năm ra đời, TH True Milk đã chiếm được khoảng 33% thị phần thị trường sữa tươi (6.000 tỷ đồng).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.