Doanh nghiệp » Kinh doanh
An Giang: Đến chợ Ô Lâm, chỉ mua được ... cỏ
(10:04:54 AM 02/10/2014)
Mua bán cỏ ở chợ cỏ Ô Lâm trong mùa nước nổi.
Rôm rả trên bến - dưới thuyền
Chợ họp quanh năm suốt tháng, nhưng xôm tụ nhất là vào mùa nước nổi, giúp cho đông đảo người dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi có công ăn việc làm khá ổn định. Khoảng từ giữa trưa, chợ cỏ Ô Lâm mới bắt đầu đông đúc. Dưới kênh, nhiều ghe, tác ráng, xuồng máy chở cỏ từ các đồng nước xung quanh tụ về. Trên bờ thì nào xe gắn máy, nào xe ba bánh, xe bò, xe ngựa… đa phần là của người đến mua cỏ. Đa số những người mua bán ở đây đối đáp, chào mời nhau bằng tiếng Khmer.
Chợ cỏ Ô Lâm có lợi thế nối liền tuyến kênh Ninh Phước nên ghe xuồng ra vô thông thương. Từ đây có thể đi bằng đường thủy qua tận các cánh đồng ở Hòn Đất, Kiên Lương (Kiên Giang) để cắt cỏ. Hơn nữa, nhờ nhiều con đường nông thôn liên xã, chợ cỏ nơi đây đã trở thành đầu mối, cung ứng cho người mua từ nhiều nơi trong và ngoài huyện Tri Tôn.
Anh Chau Tích (ngụ ở ấp Ninh Hoà, xã An Tức, huyện Tri Tôn) cho biết: “Ở đây bà con nuôi bò thả lan như là nghề truyền thống, những cánh đồng cỏ dành cho bò ăn ngày càng thu hẹp, bởi diện tích đất ruộng trên (ruộng ở các vùng đất cao, dưới chân núi) lại được khai thác sản xuất xoay vòng khép kín trong năm. Nguồn thức ăn xanh để chăn nuôi bò cũng khan hiếm dần. Mùa nước nổi đồng ngập nước cỏ càng khan hiếm hơn. Chợ cỏ vì thế cứ ngày một “nở nồi””.
“Đa số các hộ nuôi bò trong mùa nước nổi đều phải mua cỏ. Nhà tôi có nuôi 4 con bò nhưng mỗi ngày phải qua Ô Lâm mua từ 12-15 bó cỏ. Ít nhất cũng qua mùa nước nổi hai, ba tháng nữa mới đỡ phải mua cỏ” – anh Chau Tích cho hay.
Cải thiện thu nhập đồng bào phum, sóc
Việc cắt cỏ về bán ở Ô Lâm được xem như là mô hình làm ăn mùa nước nổi ở miền núi, vùng đồng bào Khmer của huyện Tri Tôn. Đây cũng có thể xem là mô hình “sống chung với lũ”.
Anh Chau Nap (ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm) mồ hôi nhễ nhại cho biết: “Hàng ngày, với chiếc tắc ráng nhỏ vợ chồng anh phải thức từ 3 – 4 giờ sáng, nấu cơm đem theo, chạy qua tới Nông trường tràm Hòn Đất cắt được 80 bó cỏ, bán trung bình 2.500 đồng/bó, trừ tiền xăng kiếm được cũng tròm trèm 150.000 đồng”.
Còn chị Neáng Ây (ở ấp Phước Lợi, xã Ô Lâm) thì kể: “Số lượng cỏ cắt được mỗi buổi không chừng đỗi, dao động từ 80 - 100 bó/buổi/2 người (khoảng 5kg/bó). Hôm nào bắt gặp đám cỏ nhiều và cắt giỏi thì có hơn đôi chút. Cực thiệt, nhưng tính ra mình mần chỉ có một buổi, còn một buổi ở nhà coi bò, vừa chăm sóc ruộng rẫy chút ít. Đỡ tốn chi phí ăn và vốn cũng ít, chủ yếu là cái lưỡi hái (công cụ cắt cỏ) cho bén”.
Ông Chau Ty - Chủ tịch UBND xã Ô Lâm cho hay: “Việc cắt cỏ về bán ở Ô Lâm được xem như là mô hình làm ăn mùa nước nổi ở miền núi, vùng đồng bào Khmer của huyện Tri Tôn. Đây cũng có thể xem là mô hình “sống chung với lũ”. Nhờ có chợ cỏ Ô Lâm mà nhiều lao động trong các phum, sóc của xã có thêm việc làm, cải thiện thu nhập gia đình trong thời gian chờ thu hoạch lúa ruộng trên”.
"Ô Lâm xuất hiện chợ cỏ và tồn tại hơn chục năm nay cũng chính vì những yếu tố thiên thời địa lợi như thế. Nhiều người dân Khmer ở gần chợ này cho biết, từ khi chợ hình thành đến giờ chưa thấy cỏ ế… bao giờ". - Ông Chau Ty - Chủ tịch UBND xã Ô Lâm
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.