Doanh nghiệp » Kinh doanh
12 cán bộ ngân hàng bị khởi tố vì nợ nần của đại gia thuỷ sản Phương Nam
(10:53:44 AM 12/09/2013)Ngày 11/9, ông Nguyễn Thanh Vân, Phó giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh tỉnh Sóc Trăng cho biết, đơn vị chủ quản đã phân công ông điều hành chi nhánh sau khi Giám đốc Nguyễn Thế Thắng và Phó giám đốc Nguyễn Văn Xem bị bắt hôm 7/9.
Ông Khuân qua Mỹ đầu năm 2012 khi công ty lún vào nợ nần, bỏ lại quê nhà tòa lâu đài và khoản nợ 1.600 tỷ đồng. Ảnh: Duy Khang
Ngoài 2 bị can này, 3 cán bộ VDB Sóc Trăng cũng bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng về hành vi Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng gồm: Trưởng phòng tín dụng Trần Văn Nhã, Trưởng phòng kiểm tra Vũ Văn Quang (nguyên phó phòng tín dụng) và chuyên viên Từ Quỳnh Ngân.
Một cán bộ điều tra Bộ Công an cho biết, tại Sở Giao dịch Hậu Giang của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) không chỉ có Giám đốc Đỗ Hùng Sở, 2 trưởng phòng liên quan đến tín dụng là Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Hoài Bảo cũng bị bắt về hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, còn có 4 cán bộ khác là thuộc cấp của ông Sở cũng bị khởi tố cùng hành vi nhưng được tại ngoại hầu tra.
Theo cơ quan chức năng, 12 cán bộ ngân hàng vừa bị điều tra trách nhiệm hình sự do "liên quan đến nợ nần của doanh nghiệp Phương Nam dưới thời điều hành của cựu chủ tịch HĐQT Lâm Ngọc Khuân". Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố ông Khuân rồi sau đó phát lệnh truy nã ông này về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Liên quan đến vụ án, tại công ty Phương Nam, không chỉ kế toán trưởng Lâm Minh Mẫn bị bắt hôm 7/9 cùng 3 sếp ngân hàng, mà Phó giám đốc phụ trách kinh doanh là bà Trịnh Thị Hồng Phượng cũng bị khởi tố nhưng được tại ngoại hầu tra vì nuôi con dưới 3 tuổi.
Hai bị can này từng gắn bó với ông Khuân từ năm 2008-2011. Trong đó, Mẫn được cho là đã lập khống báo cáo tài chính, xác nhận sai về tài sản thế chấp, ký biên bản kiểm tra hàng hóa lưu kho nâng khống số lượng và báo cáo sai việc sử dụng vốn vay. "Hành vi này đã giúp cán bộ ngân hàng cho vay tiền trái quy định, gây hậu quả nghiêm trọng", quyết định khởi tố bị can của Bộ Công an nêu.
Lãnh đạo Thủy sản Phương Nam cho biết, để không ảnh hưởng đến tài chính của đơn vị, công ty đã chuyển giao công việc cho quyền kế toán trưởng Nguyễn Thị Ánh Đào từ khi ông Mẫn bị cơ quan điều tra triệu tập. Phó giám đốc phụ trách chất lượng Nguyễn Thị Bạch Liên đang kiêm nhiệm việc kinh doanh, bà Phượng bị bãi nhiệm nhưng vẫn vào công ty phụ giúp đồng nghiệp.
Theo biên bản họp với các ngân hàng là chủ nợ của Thủy sản Phương Nam, có 5 nhà băng cho doanh nghiệp này thế chấp hàng tồn kho để vay trên 700 tỷ đồng là Ngân hàng An Bình chi nhánh Bạc Liêu, LienVietPostBank (Sở Giao dịch Hậu Giang), Vietcombank, Sacombank và VDB chi nhánh Sóc Trăng. Ngoài lượng hàng xuất kho được các ngân hàng đồng ý bán trị giá khoảng 20 tỷ đồng (gửi vào tài khoản đồng sở hữu tại Vietcombank), trong kho Phương Nam hiện chỉ còn hơn 260 tấn hàng tồn trị giá 22 tỷ đồng. Đây chính là nguyên nhân nhà chức trách xác định Mẫn đã ký biên bản kiểm tra hàng hóa lưu kho nâng khống số lượng để giúp doanh nghiệp vay rất nhiều tiền.
Nguồn tin cho biết, trong 328,5 tỷ đồng mà LienVietPostBank cho Thủy sản Phương Nam vay có 128 tỷ liên quan đến hàng tồn kho. VDB chi nhánh Sóc Trăng bị đại gia thủy sản nợ hơn 341 tỷ đồng nhưng giá trị thế chấp bằng tài sản cố định chưa đến 10%, còn lại là tài sản lưu động (hàng tồn kho). Tương tự, Ngân hàng An Bình chi nhánh Bạc Liêu, Sacombank và Vietcombank chi nhánh Sóc Trăng cũng liên quan đến hàng tồn của đại gia Phương Nam.
Đối với Agribank (bị nợ 548 tỷ đồng) dù không cho Phương Nam thế chấp hàng tồn kho nhưng nhà chức trách đề nghị nhà băng cung cấp hồ sơ tín dụng để kiểm tra giá trị thật của tài sản thế chấp với số tiền được vay. Nếu phát hiện số tiền đã giải ngân lớn hơn nhiều so với giá trị tài sản tại thời điểm được thẩm định thì cơ quan điều tra có hướng xử lý theo quy định pháp luật.
Từ một công ty có kim ngạch xuất khẩu trên 21 triệu USD vào năm 2003, năm 2007 Công ty Phương Nam đạt gần 91 triệu USD và năm 2011 đứng vào top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiêu biểu của cả nước. Chính vì điều này mà nhiều nhà băng được cho là đã tin tưởng, cho Phương Nam vay với số tiền lớn. Đầu năm 2012, cựu Chủ tịch HĐQT Lâm Ngọc Khuân bất ngờ cùng gia đình sang Mỹ rồi gửi thư cáo bệnh để không về nước, bỏ lại khoản nợ 1.600 tỷ đồng.
Ba tháng trước Thủy sản Phương Nam được tái cơ cấu toàn diện với sự đồng thuận của các ngân hàng để hoạt động ổn định trở lại. Theo Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Minh Trí, trong 2 tháng qua, Công ty Phương Nam xuất khẩu hàng thủy sản được 4,2 triệu USD, lãi 3 tỷ đồng. Dự kiến tháng 9 thu về 4,5 triệu USD để hoàn thành kế hoạch 20 triệu USD vào cuối năm nay. Để có tiền mua nguyên liệu hoạt động, LienVietPostBank chi nhánh Sóc Trăng đã cho Thủy sản Phương Nam hạn mức tiền vay 300 tỷ đồng nên hiện nay công ty giao dịch với khách hàng hoàn toàn bằng tiền mặt.
Đối với 17,6 tỷ đồng nợ thuế tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh và Bến Tre, Thủy sản Phương Nam xin gia hạn, cam kết trả dần từ năm 2014.
Vụ việc đang được nhà chức trách điều tra, làm rõ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.