»

Thứ năm, 31/10/2024, 08:25:30 AM (GMT+7)

"Lận đận" với cà chua 1kg mỗi trái Tin ảnh

(13:35:28 PM 20/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Trồng thử nghiệm thành công giống cà chua nặng tới 1kg, bà Phạm Thị Thu Cúc ở Lạc Dương (Lâm Đồng) lại đang gặp khó về tiêu thụ do sản phẩm còn lạ lẫm với người tiêu dùng.


Xuất thân là một giáo viên, sau đó chuyển qua kinh doanh nhà đất, khách sạn, 8 năm nay bà Cúc quyết định  làm nông nghiệp. Không được đào tạo chuyên ngành, hiện tại bà Cúc được đánh giá là một trong những nhà vườn công nghệ cao có đẳng cấp ở Lâm Đồng.

Từ năm 2007, bà Cúc tìm đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương lập vườn trồng rau. Một vài năm đầu bà nếm trải đầy đủ sự vất vả, thậm chí thua lỗ. Sau đó bà đã định hình lại và chuyển hướng qua sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với những cây trồng mới lạ, độc đáo.

1,3ha đất nông nghiệp của bà Cúc đều được quy hoạch trong nhà kính với nhiều loại cây trồng bằng kỹ thuật canh tác hữu cơ. Trong đó, cây cà chua là niềm say mê thực sự của bà Cúc. Bà luôn dành khoảng 1.000m2 để trồng thử nghiệm các giống cà chua. Giá cà chua quanh năm rất thất thường, người trồng phần lớn bị lỗ, nhưng bà đánh giá loại rau quả này đầy tiềm năng vì là thực phẩm phổ biến trong bếp ăn của mọi gia đình. Tuy nhiên, để làm cà chua hiệu quả về kinh tế không dễ.




Bà Cúc tại vườn cà chua Beef. Ảnh: Quốc Dũng


Cà chua của bà được trồng trong nhà kính chứ không trồng ngoài trời. Thường ngày bà sử dụng phương pháp tưới bằng công nghệ nhỏ giọt, nhưng cũng có những thời điểm cần thiết sẽ cho tưới bằng vòi sen hay béc tự động. Một lượng phân chuồng rất lớn đã qua xử lý kỹ thuật được dùng để bón lót trước khi trồng. Cà chua là loại cây trồng rất mẫn cảm với thời tiết, nên kỹ thuật canh tác phải kết hợp cả hữu cơ và hóa học mới can thiệp được các loại nấm bệnh phát sinh. Một trong các bí quyết canh tác cây cà chua mà bà đúc kết là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Từng ngày bà phải theo dõi các hiện tượng thời tiết để bơm, bón kịp thời. Chỉ cần muộn một vài ngày cây sẽ phát bệnh, tiền chữa tốn kém mà sản lượng lại giảm khi thu hoạch.

Vừa qua, bà Cúc đã trồng thử nghiệm thành công giống cà chua mới có tên Beef, xuất xứ Hà Lan. Đây là giống cà chua cao cấp của châu Âu có nhiều ưu điểm như trái to, chắc, ít hạt, cơm dày. Đường kính trái khi bổ ra có thể đủ khoanh tròn đáy đĩa thức ăn. Một công ty nước ngoài đã làm dịch vụ tư vấn, khảo nghiệm canh tác và cung ứng giống cây trồng cung cấp. Đối tác chuyên phân phối bán lẻ của bà Cúc chấp nhận ký hợp đồng với giá 30.000 đồng một kg, trong khi giá cà chua giống Ana mà nông dân Lâm Đồng đang canh tác hiện chỉ 4.000 đồng, nên bà đã mạnh dạn trồng gần 2.000 cây. Kết quả ngoài tưởng tượng, cà chua giống Beef thu hoạch trung bình mỗi trái trên 500gram, cá biệt có những trái tới 1kg. Giống cà chua đang trồng phổ biến phải từ 15-20 quả mới được 1kg. Theo bà Cúc, giá một hạt cà chua giống Beef là 4.500 đồng, đắt hơn loại thường 4.000 đồng một hạt.

Với diện tích trồng thử nghiệm 1.000m2, bà Cúc thu về khoảng 20 tấn cà chua Beef cho một vụ canh tác trong 8 tháng. Nếu bán được giá như ký hợp đồng thì 1.000m2 sẽ thu được 600 triệu đồng một vụ, trừ chi phí còn lãi trên 400 triệu.

Hiện vườn cà chua của bà Cúc đã đỏ rực nhưng hàng ngày chỉ tiêu thụ được vài trăm kg. Bà Cúc chấp nhận giá thấp hơn ban đầu, nhưng do nhu cầu tiêu thụ ít nên chưa thể giải quyết được. Bà Cúc phải cho người đến chào mời hoặc ký gửi tại các cửa  hàng rau quả, nhưng người tiêu dùng còn quá lạ lẫm với giống cà chua này. Nhiều người còn cho rằng đây là cà chua Trung Quốc.

Đại diện Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng nhận định, giống cà chua Beef mà bà Cúc canh tác do một công ty nước ngoài cung cấp, cơ quan chuyên môn trong nước chưa trồng khảo nghiệm loại giống này. Tuy nhiên qua kiểm tra, nhà vườn của bà Cúc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Hiện sản phẩm cà chua Beef của bà Cúc được đối tác tiêu thụ cung cấp chủ yếu cho các bếp ăn của người nước ngoài tại Việt Nam. Họ cũng lấy mẫu sản phẩm phân tích kỹ lưỡng trước khi nhập  hàng. Vị đại diện này cũng cho rằng, việc không tiêu thụ hết sản lượng, một phần do bà Cúc trồng vượt nhu cầu của đối tác tiêu thụ và người tiêu dùng trong nước chưa quen với cà chua loại này, nên cần có thêm thời gian.


Mời các nạn xem hình ảnh vườn cà chua của bà Phạm Thị Thu Cúc ở huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho trái nặng 600 g đến 1 kg, gấp 15-20 lần so với loại thường.:




Vườn cà chua của bà Cúc trồng giống mới xuất xứ từ Hà Lan. Đây là cà chua Beef cao cấp, thường được dùng kèm với các loại thức ăn nhanh. Điểm đặc biệt của giống này là trái nặng từ 600 g đến 1 kg, trong khi cà chua mà đa số nông dân trồng phải 15-20 quả mới được một kg. Bà Cúc là người đầu tiên trồng thành công cà chua Beef ở Lâm Đồng. 

Quả cà chua này nặng xấp xỉ 1 kg. Bà Cúc cho biết, một gốc cà chua Beef có thể cho sản lượng 8-10 kg nếu mật độ trồng 2.000 gốc trên diện tích 1.000 m2. Giống cà chua nông dân Lâm Đồng đang trồng chỉ cho sản lượng tối đa 4 kg một gốc. Giá một hạt cà chua giống Beef do đó đắt hơn loại thường, tới 4.000 đồng một hạt trong khi hạt cà chua thường giá chỉ 500 đồng.

Cùng trồng với bà Cúc có vài hộ nông dân khác nhưng chỉ người phụ nữ này thành công. Những vườn khác cây èo uột và khả năng chỉ thu khoảng 1,5-2 tháng, trong khi vườn cà chua của bà Cúc sẽ cho thu hoạch 6-7 tháng. Từ lúc trồng đến khi ra lứa trái đầu tiên phải mất trên 3 tháng. Bí quyết của bà Cúc là canh tác phải kết hợp giữa hữu cơ và hóa học vì đây là loại cây rất mẫn cảm với thời tiết, ngoài ra muốn thành công phải nắm rõ chất đất, hàm lượng pH và các chỉ tiêu lý hóa khác trên mảnh đất.

Khó khăn của loại cà chua trái khủng này là đầu ra. Theo bà Cúc, siêu thị ký hợp đồng mua giá 30.000 đồng một kg, nhưng mỗi ngày chỉ lấy 100-200 kg, bà phải chạy vạy nhiều nơi để tiêu thụ nhưng số lượng bán được rất ít. Cà chua này bán tại chợ Đà Lạt, người tiêu dùng vốn quen với loại trái chỉ nhỉnh hơn trứng vịt một chút nên cho rằng đây là hàng Trung Quốc, không dám mua.

Cà chua Beef ít hạt, cơm dày và có thể cất giữ trong điều kiện bình thường tới vài chục ngày. Giá cà chua thường nhà vườn Đà Lạt bán ra hiện chỉ 4.000 đồng một kg, trong khi cà chua Beef giá gấp nhiều lần. Tuy vậy, bà Cúc cho rằng không thể bán đổ tháo cà chua Beef vì sẽ đánh mất thương hiệu và gây nghi ngờ cho người tiêu dùng.

Cà chua Beef chuẩn bị đóng thùng cung cấp cho các siêu thị. Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, giống cà chua mới ở vườn bà Cúc chưa được canh tác đại trà và cơ quan chuyên môn cũng chưa trồng khảo nghiệm. Người tiêu dùng do đó cũng chưa quen loại cà chua mới này nên cần thời gian tiếp cận.

T.H (Theo VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Lận đận" với cà chua 1kg mỗi trái

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI