Ông
Nguyễn Hữu Khai sinh năm 1952 ở Xứ Đoài, nay là thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ông theo học ngành kiến trúc nhưng sau đó ông bỏ học và vượt biên sang Trung Quốc trái phép. Tại đây, ông Khai may mắn được một bà chủ hiệu thuốc nâng đỡ và học được nghề chữa bệnh bằng các phương thuốc Trung y.
Hồi đó, tội vượt biên trái phép được xem như phản quốc nên đến năm 1979, ông bị bắt, bị phạt tù và giam giữ 3 năm tại các nhà tù ở Lạng Sơn và Hỏa Lò (Hà Nội). Ra tù, ông về quê và bắt đầu công việc chữa bệnh bằng các bài thuốc đã học được trong thời gian ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do nợ tiền các hiệu thuốc quanh vùng khá nhiều, ông phải bán xới để vào Nam lập nghiệp.
Một số tài liệu khác viết, khi đang học đại học dở dang thì em gái ông Khai bị mắc bệnh dẫn đến mắt bị kéo màng, rồi gây ra mù lòa. Thương em, ông Khai bỏ dở việc học hành, lặn lội sang Trung Quốc tìm thầy giỏi để học nghề. Trong suốt 2 năm, ông Khai đã chữa bệnh thành công cho cô em gái mù lòa. Nghe tiếng lành nhiều người dân ở xung quanh vùng đổ xô đến chữa bệnh.
|
Ông Nguyễn Hữu Khai cùng người vợ thứ tư. |
Với nghề thuốc học được, ông Khai tìm kiếm mày mò bào chế các vị thuốc từ thảo dược, chữa được nhiều bệnh, khiến uy tín ngày một tăng.
Năm 1984, ông Khai đưa vợ con gia đình vào miền Tây Nam Bộ, tại đây ông Khai tiếp tục hành nghề, bào chế các loại thuốc mới. Những năm 1986-1987, ông Khai ngoài việc bào chế thuốc, phải lang thang mãi võ để rao bán thuốc.
Đến năm 1990, công ty TNHH Đông nam dược
Bảo Long cùng với xí nghiệp Đông Nam dược
Bảo Long được thành lập.
Từ một công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long, sau nhiều nỗ lực, ông
Nguyễn Hữu Khai đã phát triển trở thành tập đoàn Y dược
Bảo Long danh tiếng. Năm 2005, Tập đoàn Y dược
Bảo Long chính thức được thành lập, vận hành theo cơ chế Tập đoàn với 14 đơn vị thành viên.
Ngoài tên tuổi của Đông Nam dược Bảo Long, người ta còn biết đến
Nguyễn Hữu Khai là nguyên mẫu của nhân vật chính trong phim “Đường đời” được phát trên sóng truyền hình trong một thời gian dài.
Ông
Nguyễn Hữu Khai cũng được biết đến là người “đào hoa” với 4 người vợ. Người vợ hiện sinh sống với ông Khai là vợ thứ 4, kém ông 20 tuổi. Trước đó, ông Khai đã trải qua 3 lần hôn nhân tan vỡ, ly biệt vì nhiều lý do khác nhau.
Bất ngờ bị bắt
Để có được những thành công tại Tập đoàn Đông Nam Dược Bảo Long, ông
Nguyễn Hữu Khai trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Chính vì vậy, thông tin về việc ông
Nguyễn Hữu Khai bị bắt chiều 15/6/2013 khiến không ít người bất ngờ.
Theo đó, ông
Nguyễn Hữu Khai sẽ bị bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi “Sử dụng trái phép tài sản”. Nguyên nhân là do từ năm 2011 đến nay, ông
Nguyễn Hữu Khai đã nhiều lần chiếm giữ, sử dụng trái phép các tài sản mà Tập đoàn
Bảo Long đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Cụ thể, từ năm 2007 tới nay, ông
Nguyễn Hữu Khai chỉ đạo thành lập xưởng sản xuất Bảo Đông 2 tại thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây để chuyên sản xuất hàng trăm loại thuốc đông dược không đăng ký và không được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép sản xuất hoặc thuốc chỉ được lưu hành nội bộ không được tiêu thụ ra thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm lại được tung ra tiêu thụ rộng rãi trên thị trường với doanh thu mỗi năm hàng chục tỉ đồng để ngoài hạch toán kế toán của doanh nghiệp trốn thuế rất lớn.
Với danh nghĩa Công ty CP Tập đoàn Y dược
Bảo Long và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long, ông
Nguyễn Hữu Khai đã tổ chức huy động vốn dưới hình thức “cổ đông góp vốn” để thu tiền của nhiều cá nhân tự quản lý sử dụng để ngoài hạch toán kế toán quản lý tài chính theo quy định của pháp luật Nhà nước.
|
Sáng nay (16/6), Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã di lý ông Nguyễn Hữu Khai ra Hà Nội để phục vụ công tác điều tra. |
Ngày 22/3/2011 và 28/4/2011, ông Nguyễn Trường Sơn đại diện Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn ký kết “Hợp đồng khoán kinh doanh” số 154/HĐHT/2011 và số 15/HĐHT/2011 với ông
Nguyễn Hữu Khai – Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long. Theo 2 hợp đồng, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn giao cho ông Khai (với tư cách là Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long) tổng số tiền là 10 tỉ đồng “để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh theo hình thức khoán kinh doanh hàng tháng”.
Khoản tiền này có thời hạn 12 tháng với lợi nhuận của bên giao vốn là 120 triệu đồng/tháng được thanh toán vào ngày 22 hàng tháng. Sau khi tiếp nhận tiền theo hợp đồng, bà Lê Thúy Hằng (vợ ông Khai) đã theo lệnh của ông Khai chi sử dụng để trả nợ cũ hết số tiền của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn. Việc tiếp nhận và sử dụng tiền vốn nhận giao khoán được ông Khai để ngoài hạch toán kế toán quản lý tài chính. Hiện, ông Khai không có khả năng hoàn trả vốn đang chiếm giữ sử dụng trái phép.
Trong thời gian từ năm 2011 đến nay, ông
Nguyễn Hữu Khai đã nhiều lần chiếm giữ, sử dụng trái phép các tài sản mà Tập đoàn
Bảo Long đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Tính đến ngày 16/1/2012, ông Khai đã huy động vốn của 265 người với tổng số tiền hơn 83 tỉ đồng mà không có khả năng chi trả. Việc này có dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Sáng nay (16/6), Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã di lý ông Nguyễn Hữu Khai ra Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.