Doanh nghiệp » Kinh doanh
Bầu Đức, Cường đô la đua nhau gặp đại hạn
(14:47:17 PM 10/06/2013)
Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là thời điểm đáng nhớ của nhiều đại gia Việt. Trong khi ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam liên tục nhận được tin tốt như Tập đoàn Vingroup được quỹ nước ngoài rót 200 triệu USD và một quỹ trong nước mua tháp A Vincom với giá gần 10.000 tỷ đồng thì Bầu Đức và Cường đô la đua nhau… gặp hạn.
Ồn ào nhất có lẽ là sự kiện Hoàng Anh Gia Lai, nơi bầu Đức giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị bị Global Witness cáo buộc phá rừng.
Theo đó, Global Witness “tố” Hoàng Anh Gia Lai chiếm đoạt đất đai, khai thác gỗ bất hợp pháp và có hành vi tham nhũng khác tại Lào và Campuchia. Không chỉ Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cũng bị cáo buộc với “tội danh” tương tự.
“Cuộc chiến” giữa Hoàng Anh Gia Lai và Global Witness nhận được sự chú ý từ dư luận khi báo chí đưa tin Global Witness tổ chức phi chính phủ của Anh. Và người đứng sau tổ chức này là tỷ phú nổi tiếng George Soros.
Trong khi Tập đoàn cao su Việt Nam phản ứng nhẹ nhàng thì Hoàng Anh Gia Lai phản đối quyết liệt. Tập đoàn này thậm chí còn tổ chức họp báo để “thanh minh”. “Cuộc chiến” càng ồn ào hơn khi Hoàng Anh Gia Lai ra sức phủ nhận còn Global Witness kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình.
Bầu Đức tổ chức họp báo phủ nhận cáo buộc phá rừng (Ảnh từ Internet) |
“Sự kiện” này không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai nhưng tại thời điểm đó, cổ phiếu HAG đi xuống, khiến bầu Đức có thời điểm mất cả ngàn tỷ đồng giá trị cổ phiếu.
Công ty Quốc Cường Gia Lai, nơi Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) nắm giữ vị trí phó giám đốc cũng bất ngờ “nổi tiếng” vì sự kiện xảy ra cách đây gần 3 năm.
Sự kiện này tưởng “chìm xuống” nay bỗng quay trở lại khi báo chí đưa tin chiều hôm nay (10/6), Công ty Đầu tư Phát triển Nhà Quốc Cường - chủ đầu tư chung cư Quốc Cường - Gia Lai, quận 7 sẽ phải hầu tòa trong vụ kiện của cư dân yêu cầu trả lãi phạt do chậm giao căn hộ và giao căn hộ với nội thất không đúng chất lượng thỏa thuận.
Vụ tranh chấp này đã nổ ra từ tháng 10/2011. Cư dân của chung cư Quốc Cường Gia Lai 1 và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nhà Quốc Cường tranh cãi về 3 vấn đề phí quản lý chung cư được áp đặt một cách vô lý, lãi phạt giao chậm căn hộ và chất lượng của chung cư.
Nhiều khách hàng bức xúc với cách làm việc của phía Quốc Cường Gia Lai (Ảnh từ Internet) |
Sau khi vụ tranh chấp trở nên om xòm, chiều 6/10/2011, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai, cho biết đã thương lượng được với một số hộ dân trong vụ tranh chấp đòi tiền lãi chậm giao căn hộ.
Thời gian này, không phải chỉ bầu Đức và công ty của Cường đô la gặp hạn. Một số đại gia khác cũng gặp phải sự cố. Trong đó, đáng kể nhất phải nói tới “vạ miệng” của bà Ninh Thị Tỵ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty May Hồ Gươm.
Theo nhiều công nhân kể lại, vào bữa ăn trưa ngày 3/6, họ phát hiện cơm nấu chưa chín nên thắc mắc và bỏ bữa. Biết được sự việc, bà Ninh Thị Ty tới kiểm tra và khiến họ choáng váng khi nói: “Dân nhà quê mà cũng đòi ăn ngon. Chúng mày không ăn thì về...”.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cao Văn Sơn, Công ty Cổ phần Chứng khoán KENANGA Việt Nam (KVS) lại gặp hạn chỉ vì quá cả tin.
Vì tin tưởng bà Nguyễn Thị Thanh Hằng là nhân viên cũ của mình và ông Nguyễn Việt Hải là con của người bạn quen thân, ông Sơn đã dễ dàng thu nhận hai người này vào làm việc, đồng thời tạo mọi điều kiện cho họ đủ tư cách tham gia vào Hội đồng quản trị công ty, phần đại diện cho các cổ đông Việt Nam, để họ thuận lợi trong công việc.
Ông Sơn ký uỷ quyền cho ông Hải – với tư cách là quyền Tổng giám đốc, và bà Hằng – với tư cách là trợ lý Hội đồng quản trị, toàn quyền điều hành mọi hoạt động của công ty, trong đó cả toàn quyền giao dịch thanh toán với ngân hàng, toàn quyền định giá tài sản đơn vị khác đưa vào hợp tác kinh doanh.
Tuy nhiên, chỉ ít tháng sau, qua xem xét chứng từ, ban kiểm soát nội bộ công ty đã phát hiện ra 3 hợp đồng được lập khống để rút tiền khỏi công ty. Ông Hải, bà Hằng cùng đột ngột bỏ việc không đến công ty, không bàn giao, không đối chiếu công nợ theo quy định.
Bao giờ tai qua, nạn khỏi?
Tới thời điểm này, mới chỉ có bầu Đức tạm coi là đã tai qua nạn khỏi. Ngay sau khi cáo buộc của Global Witness trở nên lùm xùm, báo chí Lào đã viết bài ca ngợi Hoàng Anh Gia Lai có nhiều đóng góp giúp đỡ nhân dân Lào nói chung và các địa phương nam Lào nói riêng.
Bầu Đức đã tai qua, nạn khỏi? |
Trả lời báo giới về các cáo buộc mà tổ chức Global Witness đưa ra đối với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Vụ trưởng Báo chí Bộ Ngoại giao Lào Sithong Chitnhothinh ngày 3/6 khẳng định: Đây là luận điệu vu cáo phi lý đối với Tập đoàn Cao su Việt Nam và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - những doanh nghiệp sang đầu tư tại Lào với trị giá lớn.
Ông Sithong Chitnhothinh đồng thời bày tỏ tin tưởng, sẽ không thế lực nào có thể chia rẽ được mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào và Việt Nam.
Mới đây, chiều 7/6, Phó Thủ tướng Campuchia Yim Chhay Ly đã bác bỏ các cáo buộc của Global Witness, đồng thời khẳng định các công ty của Việt Nam đã góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế của Campuchia.
Với sự lên tiếng chính thức của Chính phủ hai nước Lào và Campuchia, Hoàng Anh Gia Lai đã được minh oan. Như vậy “hạn” lớn của Hoàng Anh Gia Lai đã được chấm dứt nhanh chóng.
Còn “vận hạn” của công ty Quốc Cường sẽ được quyết định trong phiên tòa diễn ra chiều nay. Tuy nhiên, có vẻ như công ty này không có nhiều thuận lợi lắm vì ưu thế đang có phần nghiêng về phía khách hàng.
Trong khi đó, dù bị cáo buộc miệt thị người lao động, bà Ninh Thị Tỵ, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty May Hồ Gươm lại chọn cách im lặng, “không tranh cãi, đôi co”.
Vụ việc của ông Cao Văn Sơn vẫn chưa đến hồi kết. Nhưng dù thế nào, ông Sơn cũng phải chua chát thừa nhận: “Sự việc trên xảy ra ở KVS cũng là bài học cho những người làm công tác quản lý như tôi, rằng không thể bỏ qua những nguyên tắc, quy định mà để tình cảm cá nhân “len” vào công việc, dẫn đến việc sự cả tin bị lạm dụng, cái sảy nảy cái ung”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.