»

Thứ năm, 31/10/2024, 14:25:27 PM (GMT+7)

Bán "con", bầu Đức có ngủ ngon trên đống nợ?

(22:22:30 PM 20/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Bán các dự án thủy điện tại Việt Nam, tái cấu trúc bất động sản... liệu có thể giúp bầu Đức - Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục 'ngủ ngon' trên đống nợ.
 

“Việc bán 6 dự án thủy điện tại Việt Nam trong tháng 6/2013 đã mang về doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng và giảm được dư nợ vay 1.876 tỷ đồng”, là thông tin được ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) - Chủ tịch Hội đồng Quản Trị tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) công bố tại buổi gặp gỡ các nhà đầu tư vào chiều qua (19/8).

 

Bầu Đức tại lễ khởi công dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center.  

 

Cũng theo bầu Đức, các thành viên Hội đồng Quản trị của tập đoàn đã quyết định sẽ tái cấu trúc với định hướng phát triển theo 2 ngành chính là nông nghiệp và bất động sản (BĐS). Những lĩnh vực còn lại HAG sẽ bán bớt hoặc tách ra.

Đối với ngành thuỷ điện, trước đây HAG xác định đây là ngành chiến lược, bởi đây là ngành đầu tư tốt. Tuy nhiên, 4 năm đầu tư, đến nay có 4 thuỷ điện đi vào hoạt động có doanh thu, có lợi nhuận, nhưng chi phí vốn lớn nên tỷ suất lợi nhuận không còn cao trong khi HAG lại có nhiều lựa chọn tốt hơn. Vì vậy HAG quyết định bán các dự án thuỷ điện ở Việt Nam.

HAG đã bán 6 dự án thuỷ điện và mang về doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng, đồng thời giảm được số dư nợ vay 1.876 tỷ đồng. Đối với các dự án tại Lào, ông Đức cho biết sẽ tiếp tục xây dựng dự án Nậm Kông 2 và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014. Việc bán dự án này hay không còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh doanh. HAG cũng sẽ thu hẹp hoạt động ngành khoáng sản và sau đó bán đi.

Hiện tại, HAG có 3 mỏ sắt tại 3 nước - Việt Nam, Lào, Campuchia. Sau khi đi vào hoạt động, các mỏ này cũng gặp nhiều rủi ro về pháp lý... dù có lãi hàng chục tỷ đồng. Đó là lý do mà HAG quyết định đưa khoáng sản ra khỏi tập đoàn. Bên cạnh đó, HAG cũng sẽ bán cổ phần của công ty gỗ cho người lao động, HAG chỉ giữ lại khoảng 20%.

Tuy nhiên, bước đi mạnh mẽ nhất của HAG chính là tái cấu trúc lại ngành BĐS, mà cụ thể là sẽ tách các công ty con sở hữu những dự án căn hộ tại Việt Nam ra khỏi tập đoàn, chỉ giữ lại dự án Myanmar và một số dự án trực thuộc công ty phát triển Nhà Hoàng Anh. Mục đích của việc này, theo ông Đức, là “tách những công ty con sở hữu những dự án không sinh lời sẽ giúp báo cáo tài chính hợp nhất của HAG giảm được số dư nợ vay, cải thiện chỉ số tài chính”.

Những dự án này sẽ được bán cho công ty An Phú, một công ty được tập đoàn mẹ HAG thành lập với số vốn điều lệ là 360 tỷ đồng, có nhiệm vụ xử lý “nợ xấu” BĐS cho tập đoàn. An Phú sẽ vay tiền của công ty mẹ để thanh toán các khoản mua công ty con và các dự án không hiệu quả nói trên, đồng thời sẽ tiến hành xây dựng tiếp hoặc bán dự án để thu tiền về cho tập đoàn, để giảm bớt dư nợ của ngành BĐS. An Phú cũng sẽ được cổ phần và đối tượng được quyền mua là cổ đông sở hữu cổ phần HAG và chủ sở hữu trái phiếu chuyển đổi, cổ đông thiểu số của công ty phát triển nhà Hoàng Anh.

Giá chào bán bằng mệnh giá (10.000đồng/cổ phiếu), tổng trị giá chào bán khoảng 360 tỷ đồng. Đồng thời, công ty HAGL mẹ sẽ tiến hành chi trả cổ tức theo mức 500 đồng/cổ phiếu để cổ đông có nguồn tiền mua cổ phần của An Phú. Tổng trị giá cổ tức khoảng 360 tỷ đồng.

Riêng với phân khúc đầu tư BĐS tại nước ngoài, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức cho biết, dự án tại Myanmar chính là triển vọng mang lại lợi nhuận cao trong lĩnh vực đầu tư BĐS của HAG, khi mà ở trong nước, lĩnh vực này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. HAG đưa ra hàng loạt những kỳ vọng lớn về thị trường Myanmar, và cho rằng việc đẩy mạnh đầu tư vào Myanmar là “nhanh thì còn, chậm thì mất”.

Theo HAG thì công ty đang có được những lợi thế rất cạnh tranh tại Myanmar: được cấp BĐS sớm với giá rẻ là 740USD/m2 cho thời gian 70 năm; chi phí xây dựng tốt và quy trình xây dựng khép kín gồm các công ty xây dựng, nguồn gỗ, đá tự sản xuất... Dự kiến tháng 6/2014, HAG sẽ hoàn thành khối văn phòng cho thuê và tháng 12/2014 hoàn thành khách sạn. HAG đưa ra dự báo, khi dự án tại Myanmar đi vào hoạt động từ năm 2015, lĩnh vực BĐS của công ty sẽ hồi phục trở lại và mang lại doanh thu 2.480 tỷ đồng.

Theo kết quả kinh doanh hợp nhất quý II và 6 tháng đầu năm 2013 vừa được tập đoàn công bố, lãi lớn song dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm của HAG vẫn bị âm 262 tỷ đồng. Trong kỳ HAG chi ròng trên 2.800 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư, chủ yếu là chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định.

Chính vì vậy, ông Đoàn Nguyên Đức ví von đợt tái cấu trúc lần này là “rứt những đứa con thân thiết của mình ra đi. Tuy nhiên, tài sản cao, nợ cao mà không sinh lời cao nên bán bớt để giảm nợ xuống. Mục tiêu của đợt tái cấu trúc mạnh mẽ này là đến cuối năm 2013, nợ ròng HAG xuống 10.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 13.000 tỷ đồng".

Đây là bức tranh hoàn toàn khác năm 2012 và có thể sẽ giúp ông bầu này vẫn có thể tiếp tục ngủ ngon trên đống nợ.

 

(Theo Lao Động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bán "con", bầu Đức có ngủ ngon trên đống nợ?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI