»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:17:52 PM (GMT+7)

Vô tư... "tắm truồng” Tin mới nhất

(10:17:09 AM 19/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Nếu như ngày nay, người Việt xa lạ với tục tắm truồng thì trước kia lại rất phổ biến như một thói quen sinh hoạt hằng ngày. Không ai phải ngượng, cũng không có gì xấu hổ hay tục bậy. Tục này tùy từng vùng còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20.
Vậy thế nào là tục tắm truồng. Số là xưa kia mỗi làng thường chỉ đào một giếng khơi lớn dùng để tắm giặt và một giếng sâu để lấy nước ăn, tất nhiên ngoài hai giếng chung này mỗi giáp hay mỗi gia đình đều có thể đào giếng nhỏ riêng. Cái giếng ăn của làng được thiết kế rất cẩn thận, từ đáy lên trên thành được xếp bằng những cối đá, gần lên miệng xây bằng gạch và vun thành cao, rồi be bờ láng nền rất kỹ bằng vôi mật để nước bề mặt không ngấm xuống dưới. Miệng giếng nhỏ nhưng lòng giếng khá rộng.
 

Xác định nguồn nước sạch vĩnh viễn là cần thiết, nên có những giếng ăn sâu từ 7 đến 15 thước, hoặc hơn nữa.
 

Phụ nữ vùng cao tắm suối. (Ảnh minh họa)

Cứ đến chiều tối, khi trâu bò về chuồng, nhiều người dân ra giếng tắm. Giếng khơi có thể làm theo hình tròn hay hình vuông có thành lan can thấp lại có bậc lên xuống giếng từ hai phía đối nhau. Có lúc người ta làm giếng hình tròn, nhưng lan can lại xây vuông. Đàn ông và đàn bà, từ già đến trẻ, chia làm hai bên đứng tắm. Họ có thể cởi truồng hoàn toàn, dùng gầu bằng mo cau, hay bằng gỗ quăng xuống giếng múc nước tắm.

 

Hai bên đối diện đó, người ta có làm hai nhà tắm, nhưng chủ yếu chỉ để vắt quần áo, chứ ít ai tắm trong đó. Đàn ông thường tắm truồng hoàn toàn và liếc sang bên nữ không vấn đề gì. Đàn bà thì trung niên tới già và trẻ con cũng tắm truồng, thanh niên thì cởi áo rồi, kéo váy trùm lên ngực là xong. Đường kính của giếng khơi lớn này tới hàng chục thước, nên hai bên đứng cách nhau khá xa. Người ta cho rằng, từ trẻ con đã nhìn thấy người lớn khỏa thân, nên những ức chế tình dục có thể được giải tỏa, nhất là trong một xã hội rất khắt khe với việc ngoại tình hay quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Và những vùng có tục tắm truồng hầu như không có những chuyện lộn xộn. Mùa cạn, mực nước xuống thấp, người ta cứ thế tồng ngồng xuống bậc múc nước lên bờ.

 

 

Ở miền núi, có nơi tìm một nguồn nước chảy ra thành vũng lớn, tự nhiên có cây mọc, hay đá chắn làm đôi bên. Nam nữ xuống tắm theo bên của mình và xuống nước đến đâu thì cởi đến đó. Chiếc váy dài nâng dần lên theo cơ thể, rồi đưa qua đầu. Đôi khi cả bản tắm chung một con suối dài thì đoạn trên nhường cho phụ nữ, đoạn dưới là cho đàn ông. 

 

Tập tục này đến những năm 1945 gần như biến mất ở Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, nhưng ở các vùng Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ vẫn còn kéo dài đến những năm 1965. Ở Nam Hà, một vùng sông nước, đến những năm 1990, các nữ sinh địa phương chiều đến kéo quần lụa trùm lên bộ ngực, rồi nhảy ùm xuống sông, khi đã ở dưới nước thì cởi bỏ áo. Hiện, ở Mai Châu có một nguồn suối tắm như vậy, tuy nhiên trừ người già và trẻ con, còn phần đông thanh niên đã kín đáo hơn.

 

Ở trần và tắm truồng có lẽ là tập tục rất lâu đời của thổ dân Nam Á xưa. Nhiều tộc Nam Á cổ xưa cả đàn ông để mình trần và chỉ quấn một cái váy. Đàn ông Việt cổ cũng ở trần cả ngày và đóng độc một chiếc khố/ Phụ nữ đôi khi cũng vận như vậy, nhất là trong các sắc tộc Tây Nguyên.

 

Tuy nhiên, cũng có vài sắc tộc, phụ nữ quấn ba khoang – váy, khăn che ngực và khăn đầu. Trong y phục Mường, ba khoang này trở thành khăn che đầu và váy với cạp cao có hai phần gọi là “Rang trên” và “Rang dưới”, cộng thêm chiếc áo khóm ngắn. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, rừng và sông hồ dày đặc, con người thuần phác sống tự do phóng khoáng, ngày nào cũng làm tiên chả vui sao.

 

Phan Cẩm Thượng (Báo Thể thao Văn hóa)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vô tư... "tắm truồng”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI