Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Tham quan bảo tàng sinh vật biển lớn nhất Việt Nam
(09:04:00 AM 02/02/2015)Bảo tàng Hải dương học Việt Nam thuộc Viện Hải dương học được thành lập từ năm 1922, là trung tâm lưu giữ, trưng bày giới thiệu nhiều sinh vật biển quý hiếm nằm tại Nha Trang. Nơi đây gồm nhiều khu vực tham quan như: Bể nuôi sinh vật biển, sinh vật trong bể nuôi ngoài trời, sinh vật sống trong các bể kính, bảo tàng đa dạng sinh học, các mẫu vật lớn, các mẫu vật nhỏ.
Viện Hải dương học nhìn từ trên cao .
Mặt tiền viện Hải dương học.
Đến đây, khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới. Những loài cá có hình thù kỳ dị và nhiều sắc màu tung tăng bơi lội trong các hồ nuôi lớn nhỏ khác nhau.
Cá mao tiên đẹp nhưng rất độc.
Đó là cá mao tiên với những tia vây sặc sỡ nhưng đầy độc tố, những con sam biển kích thước rất lớn với những gai nhọn có nọc độc có thể làm chết người, đủ loại cá nóc với nhiều hình dáng khác nhau, từ loại nguy hiểm khi con người ăn phải và cả những loại cá nóc có thể ăn được, những chú sao biển nhiều màu sắc hiền lành nằm trong hồ dành riêng cho thiếu nhi… Trong hồ nuôi cá lớn có cả những chú cá mập có kích thước gần 2m, bể nuôi hải cẩu…
Bảo tàng có hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới.
Ở những hồ nuôi cá nhỏ là những con chình thiên long rất dài và đẹp, cá ngát với đặc tính luôn bơi lội theo đàn, hải quỳ ống đủ màu sắc, các loại san hô như những đóa hoa nở dưới nước. Có những loài tên của chúng gắn liền với hình dáng hay các đặc tính như tôm bác sĩ sống cộng sinh với cá mó vệ sinh, đặc tính của chúng là ăn những chất bám vào vết thương của sinh vật khác; những chú cá chim cờ có vây như hình cây phướn trên lưng; những chú cá ngựa luôn bơi đứng và con đực mang thai giúp vợ...
Loài tôm có màu sắc độc đáo.
Những chú cá mặt quỷ nằm im lìm gần như không cử động, nếu nhìn không kỹ có thể tưởng nhầm là đá hay san hô, thế nhưng một chú cá nhỏ ngờ nghệch nào đó bơi qua sẽ là miếng mồi ngon cho chúng. Điều thú vị là bạn có thể nhìn rõ những hoa văn trên mình các sinh vật sống dưới nước mà không một hình ảnh nào có thể ghi lại rõ ràng hơn.
Cá mặt quỷ.
Tại phòng trưng bày mẫu vật lớn bạn sẽ được thấy một bộ xương cá voi lưng gù dài 18 m, nặng 18 tấn (được khai quật tại tỉnh Nam Hà năm 1994); bộ xương nàng tiên cá (Dugong ) khai quật tháng 11/1997 tại bãi Lò Vôi (Côn Đảo), loài này đang bị nguy cơ tuyệt chủng, những chú cá mập, những con cá nạng… có kích thước rất lớn.
Bộ xương cá voi lưng gù được trưng bày tại viện.
Khu trưng bày mẫu sinh vật biển có đến 22.000 mẫu vật (được tích lũy trong 90 năm hoạt động của Viện Hải dương học), trong đó có nhiều vật lạ như hải miên, san hô đỏ, trai khổng lồ, cá anh vũ, mực bay khổng lồ, cá tầm, cá heo, hải cẩu… Những mẫu sinh vật độc hại gây chết người sẽ là bài học để con người có biện pháp phòng tránh.
Khu trưng bày mẫu sinh vật biển.
Tại khu trưng bày sinh thái biển, bạn sẽ có dịp tìm hiểu về những mẫu đá trầm tích, đá vôi, san hô… được khai thác từ nhiều vùng khác nhau ở những độ sâu cả ngàn mét dưới lòng đất. Lý thú hơn cả là những tấm bản đồ Việt Nam ở thế kỷ 18, những cuốn sách có kích thước lớn được in ấn từ những năm 1700 hay những thiết bị rất cổ xưa dùng trong nghiên cứu biển. Bạn sẽ biết thế nào là cái nơm, cái trúm, cái lớp, cái bóng, lờ, sò hôm, mô hình lưới giã cào, mô hình khai thác yến sào…
Buồng điều hòa áp suất.
Mô hình rừng ngập mặn.
Tháng 6/2011, Viện Hải Dương học Nha Trang đã khánh thành Phòng trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa nằm trong hệ thống hầm xuyên lòng núi phía sau Viện, thuộc khu vực Bảo tàng. Phòng trưng bày có chiều dài 80 m, ngang 12 m, ngoài việc giới thiệu nhiều tài liệu về Hoàng Sa và Trường Sa, còn có hàng trăm mẫu sinh vật, địa chất, các loài sinh vật sống tiêu biểu của vùng biển thuộc hai quần đảo trên. Số mẫu vật được thu thập qua nhiều chuyến đi khảo sát, nghiên cứu thực tế của Viện Hải dương học tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Khu trưng bày về Hoàng Sa và Trường Sa ở viện.
Không chỉ khám phá thế giới đại dương kỳ thú, đến tham quan Bảo tàng Hải dương học Việt Nam, du khách còn có được cái nhìn tổng thể về biển như: khoa học công nghệ biển, nguồn lợi tài nguyên, ý thức bảo vệ môi trường…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.