Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Ninh Thuận: Níu chân du khách bằng sự bình dị
(15:09:48 PM 23/12/2014)Là miền đất của nắng gió, khí hậu khắc nghiệt nhưng bù lại Ninh Thuận được thiên nhiên ban tặng những bờ biển cát trắng, cảnh sắc thiên nhiên đẹp say lòng người. Cuộc sống bình dị của con người hồn hậu nơi đây luôn để lại những kỷ niệm đẹp đáng nhớ đối với du khách phương xa.
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, trung tâm hành chính và kinh tế của tỉnh Ninh Thuận có tên xuất xứ từ cụm đền tháp Po Klong Garai ở phía bắc. Tỉnh Ninh Thuận có 3 cụm tháp còn được gìn giữ và bảo tồn đến ngày nay.
Bãi biển Ninh Chữ là nơi người dân thả mình trong dòng nước để thư giãn sau những bộn bề của cuộc sống. Lúc bình minh, rất nhiều người đến đây tập thể dục và bơi lội, chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.
Một ngư dân thả lưới ở hồ Sinh Thái trong nắng sớm.
Khung cảnh trời mây non nước hữu tình của Đầm Nại, phía xa xa là chùa Kim Sơn tựa mình vào núi.
Với khí hậu khô hạn đặc trưng nên Ninh Thuận có rất nhiều đồi cát đẹp. Đồi cát Nam Cương với những triền trắng, vân chạy theo gió luôn làm say lòng các phó nháy thích săn ảnh.
Ninh Thuận được biết đến như một tỉnh có những đàn gia súc lớn. Đặc trưng nhất trong số này là cừu với số lượng lớn nhất cả nước, được nuôi thành những đàn lớn tập trung ở các thôn Nhị Hà, Phước Hữu, huyện Ninh Phước hoặc đường lên vịnh Vĩnh Hy.
Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng nghề truyền thống được giữ gìn và phát triển ở Ninh Thuận. Gốm Bàu Trúc làm hoàn toàn thủ công nên có những đường nét thô sơ, quyến rũ, đượm nét dân gian văn hóa đặc trưng vùng đất này.
Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ và Khu di tích Hòn đá chồng cạnh đó tạo thành một cụm tham quan du lịch về tâm linh, lịch sử trong hành trình của du khách đến vùng đất này.
Tháp chàm Porome về phía tây nam của tỉnh. Từ trên ngọn đồi nơi đặt tháp nhìn về phía chân trời là một khung cảnh đẹp thơ mộng với những hàng dài cây xương rồng, đàn cừu nhởn nhơ kiếm ăn hay triền núi uốn lượn.
Xương rồng là một loài cây có sức sống mãnh liệt, mọc nhiều tại vùng đất khô hạn này. Dù chịu nắng gió quanh năm, những nụ hoa hé nở lại mang một vẻ đẹp diệu kỳ, căng tràn đầy sức sống.
Cụm tháp chàm Hòa Lai hay còn gọi là Ba Tháp nằm cạnh quốc lộ 1 trên đường đi về tỉnh Khánh Hòa. Khu di tích này đang được trùng tu và bảo quản để gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng của Ninh Thuận.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.