Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Những nhà thờ trứ danh nhất Việt Nam
(14:50:30 PM 16/12/2014) Nhà thờ lớn Hà Nội
Đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Nằm trên phố Nhà Chung, nhà thờ là nơi diễn ra sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc địa phận thủ đô. Xây dựng từ năm 1887 đến nay, nhà thờ đã trải qua 127 tuổi, được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic và làm theo mẫu của nhà thờ Đức Bà Parí với những mái vòm uốn cong.
Vật liệu chính xây dựng nhà thờ là gạch đất nung, dài 64.5 m, rộng 20.5m với hai tháp chuông cao 31.5m. Không gian bên trong được đánh giá là một trong những nhà thờ cổ kính và đẹp nhất Việt Nam. Khu cung thánh chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Khu vực bên ngoài nhà thờ luôn là nơi tập trung nhiều khách du lịch và giới trẻ tới thăm quan chiêm ngưỡng.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Huế
Đây là một trong những nhà thờ Công giáo lớn và tráng lệ bậc nhất ở Việt Nam. Khuôn viên nhà thờ rộng và có hình tam giác. Phía trước là tượng Chúa Giêsu, phía sau là hang Đức mẹ sinh Chúa Hài Đồng. Chính giữa nhà thờ là tháp chuông gồm 3 tầng, đỉnh chóp cao 53m. Vật liệu chính xây nhà thờ là bê tông và đá xanh, mái lợp bằng ngói đất nung.
Vào ban ngày, nhà thờ luôn được chiếu sáng bởi ánh sáng tự nhiên qua những tấm kính màu cỡ lớn trên tường. Kiến trúc nhà thờ là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây và phương Đông.
Nhà thờ Đức Bà, thành phố Hồ Chí Minh
Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn, một trong những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách thăm quan nhất thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 130 năm trôi qua, trải qua nhiều biến động chính trị lịch sử, nhà thờ vẫn là công trình tuyệt tác của đô thị Sài Gòn. Kiểu kiến trúc được xây theo phong cách Roman và Gothic với vòm cuốn trên đầu cửa và gác chuông bên ngoài. Mặt ngoài công trình dùng bằng loại gạch để trần, trải qua thời gian, tới nay vẫn còn nguyên màu sắc không bám bụi rêu. Chiều dài thánh đường khoảng 93m, cao 57m. Sức chứa thành đường có thể chứa tới 1200 người.
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, Ninh Bình
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như "kinh đô công giáo" của Việt Nam. Quần thể nhà thờ đá được xây dựng hoàn toàn bằng đá và gỗ với những hoa văn tinh xảo, đặc sắc. Đây là nhà thờ duy nhất ở Việt Nam mô phỏng theo những nét kiến trúc đình, chùa truyền thống của Việt Nam.
Từ hướng Nam đi vào, nhà thờ gồm các phần: ao hồ, phương đình, nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá. Mái không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa. Đã hơn 100 năm tuổi, khu thánh đường Phát Diệm xứng đáng là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.
Nhà thờ đá Sa Pa
Nhà thờ đá tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sa Pa, được xây dựng từ năm 1895 và là dấu ấn kiến trúc cổ trọn vẹn nhất của người Pháp để lại. Hơn 100 năm qua đi, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể thiếu khi tới thị trấn Sa Pa mờ sương. Kiến trúc Nhà thờ xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gothic La Mã. Tháp chuông, mái vòm đều xây theo hình chóp tạo nét bay bổng cho công trình. Từ khi được xây dựng đến nay, nhà thờ Sa Pa luôn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của các dân tộc nơi đây.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.