»

Thứ sáu, 22/11/2024, 00:16:32 AM (GMT+7)

Nhiều phát hiện mới tại di tích thành Hoàng Đế

(20:41:22 PM 27/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Định vừa tổ chức khai quật khảo cổ học thành Hoàng Đế (xã Nhơn Hậu, H.An Nhơn, Bình Định).

 

Đây là lần thứ 5 các nhà khảo cổ tiến hành khai quật di tích thành Hoàng Đế. Các lần khai quật trước diễn ra vào các năm 2004, 2005, 2006 và 2007 đã xác định một số kiến trúc cung đình của kinh đô Hoàng Đế nhà Tây Sơn: nền móng cung điện lầu bát giác, các thủy hồ, đàn Nam Giao… Kết quả khai quật đã cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác trùng tu, phục hồi thành Hoàng Đế trong thời gian qua. Nhưng để tiếp tục trùng tu thành Hoàng Đế, cần có thêm những chứng cứ khoa học thuyết phục của khảo cổ học về các công trình kiến trúc cung đình.

 

Ông Nguyễn Thanh Quang, cán bộ Sở VH-TT-DL Bình Định, cho biết: “Trước đây, các nhà khảo cổ đã xác định thành Hoàng Đế có cấu trúc 3 vòng gồm: thành ngoại, thành nội và Tử cấm thành. Nhưng một số kết quả khai quật gần đây cho thấy không gian của thành Hoàng Đế chỉ có 2 vòng là thành ngoại và thành nội. Còn Tử cấm thành là một phần của thành nội, gồm nhiều khối công trình kiến trúc theo không gian hình vuông độc lập với nhau chứ không như Tử cấm thành ở các công trình kiến trúc cung đình khác”.


Hố khai quật phát hiện ra dấu vết, nền móng các công trình kiến trúc trong thành nội của thành Hoàng Đế - Ảnh: Hoàng Trọng 

 

Lần này, trong khoảng thời gian 60 ngày (từ ngày 3.10.2012 - 3.12.2012), Đoàn khai quật sẽ tiến hành khai quật 900 m2 trong khuôn viên thành nội của thành Hoàng Đế. Đoàn đã tiến hành khai quật tại 3 hố, trong đó, 1 hố nhằm khảo sát thủy hồ trong tử thành của nhà Tây Sơn, 2 hố còn lại là để khảo sát nền móng tử thành của nhà Tây Sơn.

 

TS Lê Đình Phụng, Trưởng phòng Khảo cổ lịch sử, Viện Khảo cổ học Việt Nam, người phụ trách khai quật, cho biết: “Tử cấm thành của nhà Tây Sơn được xác định là kiểu kiến trúc cung đình nên việc xây dựng phải tuân theo quy luật cân đối. Vì vậy, khi phát hiện ra thủy hồ ở phía tây thành, còn gọi là hồ bán nguyệt, nơi dành cho các phi tần, cung nữ tắm, thì nhất định phải có thủy hồ ở phía đông. Lần này, chúng tôi đã tiến hành khai quật và phát hiện ra thủy hồ ở phía đông có kiến trúc, diện tích y hệt như thủy hồ đã phát hiện trước đó”.

 

Hai hố còn lại cũng phát hiện ra nền móng, công trình kiến trúc của thành nội thành Hoàng Đế như: Hoàng cung, nơi làm việc của các lãnh đạo nhà Tây Sơn và phần phía sau hoàng cung là nơi sinh hoạt, ăn ở của tư gia Hoàng đế Nguyễn Nhạc. TS Lê Đình Phụng cho biết: “Công tác khai quật nhằm xác định dấu vết, quy mô, các công trình kiến trúc thành nội của thành Hoàng Đế để khôi phục, trùng tu dựa trên những cứ liệu vững chắc, đủ để thuyết phục các nhà khảo cổ học”.

 

 

Kinh thành của 2 vương triều

 

Theo xác định của các nhà khảo cổ, tại vị trí thành Hoàng Đế ngày nay từng là kinh thành của 2 vương triều cách nhau hơn 300 năm với hai tên gọi: Đồ Bàn (Champa), Hoàng Đế (Tây Sơn). Nhưng kinh đô Đồ Bàn - Vijaya tồn tại thời gian gần 5 thế kỷ (11 - 15), liên tục bị chiến tranh tàn phá rồi lại được xây dựng, tu bổ phục hồi ở nhiều thời điểm khác nhau nên dấu tích đã bị mờ nhạt.

 

Năm 1776, Nguyễn Nhạc dựng đại bản doanh nghĩa quân Tây Sơn tại vị trí thành Đồ Bàn cũ và sau đó xây dựng thành kinh đô của nhà Tây Sơn. Sau khi nhà Tây Sơn thất thủ, năm 1807, Hoàng đế Gia Long của nhà Nguyễn cho triệt hạ thành Hoàng Đế, vì vậy mà dấu vết kinh đô vương triều Tây Sơn hầu như bị xóa sạch.

 

 

(Nguồn: Hoàng Trọng/TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhiều phát hiện mới tại di tích thành Hoàng Đế

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI