Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Nhà vệ sinh lộ thiên yên bình nhất quả đất
(16:44:12 PM 10/08/2015)
Dù muốn gọi đó là nhà vệ sinh hoặc một điểm thu hút du lịch, thì nhà vệ sinh sau đây cũng hoạt động với cả hai mục đích trên. Đó chính là những gì làm cho Toilet Serene Itabu ở nước Nhật trở nên độc nhất vô nhị.
Nhà vệ sinh ‘lộ thiên’ yên bình nhất quả đất.
Toạ lạc cạnh trạm xe lửa Itabu, nhà vệ sinh ‘lộ thiên’ này là ý tưởng của kiến trức sư người Nhật Sou Fujimoto. Nó vừa đảm bảo tính riêng tư cho người dùng nhưng cũng mang lại cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên khi họ có thể ngắm nhìn cảnh trí xung quanh.
(Ảnh Designboom).
Trạm xe lửa Itabu tại Nhật. (Ảnh Wiki)
Trạm Itabu nằm trên tuyến đường tàu hỏa chạy theo hướng bắc – nam thành phố Ichihara thuộc tỉnh Chiba, Nhật Bản. Nơi đây vốn nổi tiếng với những hàng cây Anh Đào tuyệt đẹp mỗi độ xuân về.
Theo đó, vị trí đặt nhà vệ sinh công cộng này là tại một khu vườn rộng chừng 200 m2 xung quanh có cây cối, hoa lá rất thoáng đãng. Tại đây có đến 2 loại nhà vệ sinh, một dành cho người khuyết tật (cho cả nam lẫn nữ), một cho các chị em, là kiểu nhà vệ sinh trong suốt ở trên.
Tiện dụng hơn, bạn cũng có thể dùng nó như một phòng tắm công cộng với vòi hoa sen và rèm trắng kéo ra kéo vào vô cùng kín đáo.
Không những thế, xung quanh khu vườn này là những cuộn gỗ cao làm hàng rào vây bất khả xâm phạm, chỉ có thể đi qua bằng 1 cánh cửa duy nhất, có khoá an toàn. Thậm chí, lối vào nhà vệ sinh còn được lát đá trắng, một cảnh tượng khá quen thuộc tại các biệt thự.
Quá trình xây dựng nhà vệ sinh độc đáo này bắt đầu từ năm 2012 nhằm chào đón một chương trình liên hoan nghệ thuật diễn ta tại thị trấn. Sự thay đổi là cần thiết. Đây chính là tiền đề cho Toilet Serene Itabu ra đời để thay thế nhà vệ sinh trước đó đã xuống cấp và không còn hấp dẫn nữa, chính là Toilet Botton Benjo.
Sou Fukimoto, nhà thiết kế đưa ra ý tưởng độc đáo này đã giành đươc nhiều giải thưởng quốc tế cho kiệt tác của ông. Theo đó, Fukimoto từng nói rằng ông nghĩ ý tưởng này khá độc đáo, và việc nhà vệ sinh này vừa kín vừa lộ, khiến việc thiết kế trở nên khá thú vị.
Dự án này có chi phí khoảng 124.000 USD (~ 2,7 tỷ đồng) và được xem như là một điểm đến thu hút khách du lịch của thành phố. Hiện tại, nhà vệ sinh kiểu này chỉ mới phục vụ phụ nữ và người tàn tật, nhưng chính sách này có thể thay đổi trong tương lai.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.