Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Nhà trên cây
(16:24:11 PM 24/03/2014)
Công ty kiến trúc có trụ sở tại Toronto Farrow Partnership Architects đã đối phó với vấn đề này bằng cách thiết kế để “treo” các ngôi nhà được uốn cong từ phía trên gốc cây thay vì đóng đinh vào nó.
Sớm được xây dựng tại khu nghỉ mát E'Terra Samara thuộc Tobermory, Ontario, ngôi nhà trên cây của Farrow Partnership Architects là một kiến trúc hợp lí lấy cảm hứng từ “samara” là phần cánh quạt mỏng như giấy của hạt phong. Farrow (được biết đến với sản phẩm gỗ ván ép ở Mississauga) sẽ lắp ráp các phần bên ngoài của các ngôi nhà này theo 3 phần và sử dụng gỗ đạt tiêu chuẩn FSC (Hội đồng Quản lý Rừng) cùng phương pháp được sử dụng trong chế tạo thuyền buồm.
Mỗi khung sẽ được nâng lên và bắt vít lại với nhau trong suốt mùa đông để giảm thiểu tình trạng gây xáo trộn cho môi trường sống hoang dã ở rừng, điều này chính là một phần của chương trình Bảo tồn Khí quyển Thế giới của UNESCO tức là sử dụng một “vai thép đơn giản và hệ thống cáp ôm lấy phần gốc cây”. Ngoài ra nó cũng là một áp dụng của một hình thức xây dựng truyền thống ở Nhật.
Phương pháp xây dựng này lấy cảm hứng từ những sợi dây thừng yukitsuri được nối với nhau có hình dạng giống như chiếc ô giúp nâng đỡ những nhánh cây thông đen ở khu vườn Kenrokuen tại Kanazawa, Nhật Bản. Những sợi cáp cấu trúc cacbon có độ bền cao này được làm từ các sợi nhỏ hơn xoắn lại với nhau giống như những cây nho, tạo nên một sợi cáp lớn được gắn vào một thanh tròn xoắn ốc. Những que này được nối với các tấm kết nối bằng các dầm gỗ.
Vải phủ những ngôi nhà trên cây này khá trong suốt, điều này sẽ làm cho căn nhà sáng sủa hơn vào ban ngày và tạo ấn tượng lung linh về những chiếc đèn lồng được treo trên cây về đêm.
Được thay đổi theo mùa, những tấm phủ này khi được gắn vào các khung gỗ sẽ đóng vai trò như lá cây giúp tạo bóng mát và sự thoải mái cho người ở, nó giúp vô hiệu hóa các chất ô nhiễm và tạo mùi từ không khí. Các tấm phủ này được làm từ sợi thủy tinh phủ PTFE không độc hại và sợi chống lửa TiO2 (titanium dioxit). Cơ chế tự làm sạch của TiO2 cho phép vật liệu có thể tự xử lí bụi bẩn và các chất hữu cơ khác thông qua những phản ứng hóa học với tia UV của mặt trời, oxi và hơi nước trong không khí.
12 ngôi nhà trên cây này sẽ được sử dụng như những căn biệt thự nhỏ xinh để mọi người có thể thuê. Chúng còn được trang bị những thiết bị tiện nghi như toilet tự hoại và vòi hoa sen có thể tái sử dụng, do đó người sử dụng có thể vừa sống thoải mái vừa tận hưởng được những hoạt động ngoài trời.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.