»

Thứ bảy, 18/01/2025, 06:55:36 AM (GMT+7)

Nhà thờ Đức Bà Paris - Biểu tượng riêng biệt và độc đáo của Pháp

(14:54:02 PM 16/04/2019)
(Tin Môi Trường) - Không có địa danh nào đại diện cho nước Pháp theo cách riêng biệt và độc đáo như Nhà thờ Đức Bà Paris.

Biểu tượng văn hóa không thể thay thế

 
Theo New York Times, nhà thờ Đức Bà Paris, nơi vừa bị cháy lớn là một trong những công trình nổi tiếng nhất ở Paris, thu hút đến 13 triệu du khách đến thăm mỗi năm. Nhà thờ được xây dựng ở một đảo nhỏ được gọi là Ile de la Cité giữa sông Seine.
 
Vị trí địa lí đặc biệt này đã khiến nhà thờ Đức Bà Paris trở thành một biểu tượng mang tính lịch sử, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Thủ đô nước Pháp.
 
Được xây dựng vào năm 1163 dưới thời vua Louis VII và hoàn tất vào năm 1345, nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) không chỉ là biểu tượng của thủ đô Paris mà còn là một trong các biểu tượng của văn minh Thiên chúa giáo phương Tây.
 
Nhà[-]thờ[-]Đức[-]Bà[-]Paris[-]-[-]Biểu[-]tượng[-]riêng[-]biệt[-]và[-]độc[-]đáo[-]của[-]Pháp
Việc phải chứng kiến Nhà thờ Đức bà bị tàn phá dưới bão lửa là một nỗi đau lớn với người dân nước Pháp.
 
Trong lịch sử hơn 800 năm tuổi của mình, nhà thờ đã chứng kiến hai cuộc chiến tranh thế giới. Ngày 24/8/1944, Nhà thờ Đức Bà đã gióng hồi chuông ngân vang như lời tuyên bố giải phóng Paris khỏi Đức Quốc xã, vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2.
 
Nhà thờ trở thành nguồn cảm ứng của rất nhiều tác phẩm văn học, trong đó có tiểu thuyết nổi tiếng "Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris" của đại văn hào Victor Hugo. Tác phẩm của Victor Hugo cũng đã biến Nhà thờ Đức Bà Paris thành địa danh trong mơ của nhiều thế hệ độc giả trên toàn thế giới.
 
Đặc trưng Gothic
 
Điều khiến nhà thờ Đức Bà Paris nổi tiếng hơn cả là các giá trị kiến trúc và văn hoá mà công trình này mang lại.
 
Nhà thờ Đức Bà Paris, với các mái vòm cong hình xương cá đối xứng hai bên, là công trình tôn giáo nổi tiếng nhất của phong cách kiến trúc Gothic. Nhìn từ phía ngoài, nhà thờ nổi bật trên nền trời Paris. Các tháp nhọn, mái vòm xương cá mang đến vẻ đẹp ấn tượng. Bên trong nhà thờ là mái trần cao vút với bộ ô kính hình hoa hồng độc đáo.
 
Nhắc tới Nhà thờ Đức bà Paris, dĩ nhiên không thể không nói tới hệ thống chuông nhà thờ. Nơi đây có 10 quả chuông. Quả lớn nhất là Emmanuel, nặng hơn 23 tấn và được lắp đặt tại tòa tháp phía nam năm 1685.
 
Năm 2013 khi Nhà thờ Đức Bà Paris kỷ niệm 850 năm tồn tại, họ đã đúc lại những quả chuông khác nhỏ hơn ở tòa tháp phía bắc. Mỗi quả chuông đều được đặt tên theo tên của một vị thánh.
 
Theo đài BBC, không có địa danh nào khác đại diện cho nước Pháp theo cách riêng biệt và độc đáo như Nhà thờ Đức Bà Paris. Điểm số 0 (km số 0) được đặt ngay mặt trước của Nhà thờ Đức Bà Paris là nơi xuất phát để tính toán mọi khoảng cách địa lí trong nước Pháp.
 
Với người dân Paris và thế giới, việc phải chứng kiến Nhà thờ Đức bà chìm trong biển lửa là một nỗi đau lớn.
 
“Lòng tôi tan nát. Đó là biểu tượng của Paris. Đó là biểu tượng của Thiên chúa giáo. Đó như là cả thế giới sụp đổ đối với tôi”, bà Elizabeth Caille, 58 tuổi và sống gần nhà thờ buồn bã nói.
 
“Nhà thờ Đức bà Paris thuộc về toàn thể nhân loại. Thật là một quang cảnh đau lòng. Thật kinh hoàng. Tôi chia sẻ nỗi buồn với nước Pháp,” ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, viết trên Twitter.
Vũ Thu Hương/ NĐT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà thờ Đức Bà Paris - Biểu tượng riêng biệt và độc đáo của Pháp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI