Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Nhà thờ đá Ghềnh Ráng
(17:10:19 PM 08/11/2013)
Đối diện khu mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử nằm trên đồi cao, Nhà thờ đá khuất sâu phía dưới, về hướng biển. Đứng trước cổng gỗ đơn sơ du khách khó tưởng tượng được quang cảnh thơ mộng bên trong. Bước qua cổng gỗ, một không gian xanh mát khiến bước chân tò mò của du khách bị cuốn theo (lên, xuống) con đường lát đá, càng đi càng cảm thấy bị chinh phục bởi khung cảnh yên bình và ấm áp.
Tên gọi nhà thờ là Trung tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu Ghềnh Ráng, giáo phận Quy Nhơn. Nhà thờ mặt hướng ra biển, do nằm trên triền dốc nên mặt bằng rất hạn chế, lối đi vào nhà thờ khá quanh co, tuy nhiên chính không gian xanh và cách trang trí có chủ đề làm cho khách cảm thấy gần gũi.
Theo các tài liệu, Nhà thờ đá Ghềnh Ráng được khởi công ngày 11/2/1963 và khánh thành ngày 15/8/1964, do Linh Mục Phạm Châu Diên đứng ra xây cất. Sau 40 năm trải qua mưa nắng, gió biển và có một thời gian hoang phế, nhà thờ đã ọp ẹp, xuống cấp. Năm 2005, Nhà thờ đá được tái thiết lại, và khánh thành ngày 02/02/2007.
Từ cổng vào nhà thờ có hàng cau, dây trầu, có những cụm đá ong làm nên một không gian Việt. Trong không gian Việt này có phù điêu Chúa Giêsu Thánh Thể và nhiều tượng Thánh, những chứng nhân tiêu biểu của Hội Thánh Việt Nam và của Giáo phận Quy Nhơn.
Mặt tiền tháp nhà thờ hướng về phương Bắc, được thiết kế theo ý tưởng “con tàu Nôê” hình bầu dục, trên phần tháp phía Nam dưới chân Thánh giá, có hình chim bồ câu ngậm cành lá. Phần dưới nhà thờ là các phòng ở. Tượng Thánh Giuse ngự trị trên một tảng đá ngay đầu lối đi phía Đông nhà thờ. Có dòng suối nhỏ chảy xuống thác, chân đồi hang đá Đức Mẹ, rồi được bơm ngược lên thành vòng khép kín.
Song song phía Tây tháp nhà thờ là hang đá Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bồng Chúa Giêsu. Sân trước hang đá bao gồm hồ nước, bàn thờ dâng lễ với phù điêu cảnh Tiệc ly. Trên bức tường phòng sinh hoạt có phù điêu bài giảng trên núi. Chung quanh sân được tường kín bao bọc có tiểu cảnh tiệc cưới Cana, tiểu cảnh tường than khóc...tất cả khung cảnh tạo nên bầu khí cầu nguyện ấm cúng.
Đẩy nhẹ cánh cửa gỗ vào bên trong nhà thờ, khách khá bất ngờ khi thấy cách bài trí ban thờ khá đơn giản và đặc biệt là ánh sáng được lấy từ các ô kính phía trên. Quần thể khu di tích với cảnh quan đẹp và cách trang trí hài hòa khiến bất cứ ai đến đây đều cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi và bình yên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.