»

Chủ nhật, 24/11/2024, 08:44:42 AM (GMT+7)

Người thổi hồn cho trống đồng

(08:37:44 AM 31/07/2012)
(Tin Môi Trường) - Nói về nghệ nhân làm trống đồng cổ, những người trong nghề ai cũng biết anh Lê Văn Bảy ở làng đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa.

Chúng tôi đến thăm xưởng đúc đồng của anh Bảy, xưởng đang đỏ lửa, tiếng máy mài, tiếng đánh thẩm âm khuấy động cả một vùng. Anh Bảy tâm sự:

 

"Nhà tôi đã có 4 đời làm nghề đúc đồng. Tôi được học nghề từ bé. Cơ sở của tôi làm nhiều sản phẩm khác nhau, như trống đồng, đồ gia dụng, đồ thờ… Khách hàng có nhu cầu thường tới tận nơi để đặt hàng".

 

Anh Bảy bên chiếc trống đồng của mình.

 

Năm nay 45 tuổi, anh Bảy là nghệ nhân đúc đồng trẻ nhất làng Trà Đông. Hồi nhỏ, anh thường ngồi cả ngày xem cha đúc đồng. Lớn lên, niềm đam mê và sự khát khao trở thành thợ đúc đồng giỏi đã giúp anh nhanh chóng tiếp thu được những tinh tuý của nghề, hun đúc cho anh có được "đôi tay vàng".

 

Lúc bấy giờ, trong làng nghề chỉ đúc các sản phẩm tiêu dùng hoặc nhái lại đồ cổ, chưa từng một ai dám "liều mình" đúc trống đồng (vì không biết cách thức đúc và độ rủi ro cao).

 

Bản thân anh Bảy chưa từng nhìn thấy chiếc trống thật bao giờ. Cái gì chưa biết thì đi học. Anh tìm đến những người có kiến thức về trống đồng như nhà sử học Dương Trung Quốc để tìm tòi, học hỏi. Phải mất gần một năm mày mò nghiên cứu, chiếc trống đồng đầu tiên của anh mới ra lò.

 

Theo anh Bảy: "Thời gian đúc hoàn thành 1 chiếc trống rất lâu. Khâu nào cũng quan trọng nhưng khó nhất là đúc mặt trống liền thân vì vừa phải có hoa văn sinh động, âm thanh lại phải trong trẻo, trầm hùng. Và điều quan trọng là nghệ nhân đúc trống phải thổi được cái hồn vào trống.

 

Để có được chiếc trống hoàn hảo, trong quá trình đúc trống phải lấy được tiếng trống, việc này không phải ai cũng làm được. Hợp kim là yếu tố quyết định của tiếng trống, nên khâu này đòi hỏi phải kiểm tra chất lượng đồng thật kỹ, nếu để lọt một chút hợp kim khác lẫn vào, trống sẽ hỏng ngay.

 

Tiếp theo đến công đoạn pha chế hợp kim, đây là bí quyết riêng của mỗi nghệ nhân, không truyền cho người ngoài".

 

Anh Bảy tiết lộ, đây là nghề không phải ai cũng làm được, nên lợi nhuận đem lại cũng tương xứng. Riêng năm 2011, số tiền anh thu từ bán đồ gia dụng, lục bình, trống đồng, đồ thờ... là hơn 1 tỷ đồng; dự kiến năm nay còn cao hơn.

 

Hiện, xưởng đúc đồng của anh đang tạo việc làm ổn định cho gần chục lao động, với lương từ 3-5 triệu đồng/ người/tháng. 

Theo Dân Việt
Từ khóa liên quan: Người, thổi hồn, cho, trống đồng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người thổi hồn cho trống đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI