»

Thứ tư, 30/10/2024, 16:19:11 PM (GMT+7)

Người dân vớt được tượng nữ thần trị giá 7,5 tỷ đồng dưới sông Cổ Chiên

(21:55:00 PM 09/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Tượng nữ thần Saraswati bằng đá sa thạch, có khoảng thế kỷ thứ VI - VII, do người dân Vĩnh Long phát hiện lúc khai thác cát trên sông.

 Người[-]dân[-]vớt[-]được[-]tượng[-]nữ[-]thần[-]trị[-]giá[-]7,5[-]tỷ[-]đồng[-]dưới[-]sông[-]Cổ[-]Chiên

Ông Lê Văn Thôn và Đại đức Thích Đức Hiền trao tặng tượng cho bảo tàng Vĩnh Long. Ảnh: Vĩnh Nam.
 
Ngày 9/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long trao tặng Bằng khen và thưởng 75 triệu đồng của UBND tỉnh cho đại đức Thích Đức Hiền (trụ trì chùa Phước An, huyện Trà Ôn) và ông Lê Văn Thông (ở huyện Tam Bình) vì có công phát hiện và giao nộp cổ vật tượng nữ thần Saraswati quý giá.
 
Đầu năm 2017, trong lúc khai thác cát trên sông Cổ Chiên, ông Thông phát hiện pho tượng hình người phụ nữ cổ rất lạ nên mang đến tặng cho chùa Phước An. Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long sau đó đến tìm hiểu và vận động ông Thông cùng nhà chùa tự nguyện giao nộp cho nơi này quản lý.
 
Hội đồng thẩm định, gồm nhiều chuyên gia cổ vật trong nước, do Sở Văn hóa tỉnh Vĩnh Long thành lập, xác định tên gọi bức tượng là nữ thần Saraswati, vợ của thần Brahma. Đây là bức tượng quý, ở Đông Nam Á chưa tìm thấy, trị giá khoảng 7,5 tỷ đồng.
 

Người[-]dân[-]vớt[-]được[-]tượng[-]nữ[-]thần[-]trị[-]giá[-]7,5[-]tỷ[-]đồng[-]dưới[-]sông[-]Cổ[-]Chiên

Tượng nữ thần Saraswati được đặt tại lễ trao thưởng cho người giao nộp. Ảnh: Vĩnh Nam.
 
Tượng cao 1,4m, được làm bằng đá sa thạch, có niên đại khoảng thế kỷ thứ VI - VII. Tượng có khung đỡ hình chữ U rất chắc chắn. Tay phải nữ thần bị gãy một đoạn; tay trái cầm bình nước thánh mang ý nghĩa tạo mầm sống, mang đến sự tốt lành cho cư dân và rửa đi mọi tội lỗi. Bệ tượng bị vỡ một mảng.
 
Theo Sở Văn hóa tỉnh Vĩnh Long, việc tượng nữ thần Saraswati được tìm thấy ở sông Cổ Chiên là một tư liệu quý hiếm, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử vùng đất Nam Bộ. Đồng thời, hiện vật đã phản ánh được sự hội tụ, kết tinh trong lịch sử ngoại giao giữa Việt Nam, Ấn Độ; góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử du nhập của văn hóa, tôn giáo Ấn Độ vào Việt Nam.
 
Saraswati là vị thần trong đạo Hindu của Ấn Độ, thần của tri thức, âm nhạc, nghệ thuật và thiên nhiên. Bà là một trong ba vị thần nữ (Tridevi) bao gồm Saraswati, Lakshmi và Parvati. Ba nữ thần cùng nhau hỗ trợ các nam thần Brahma, Vishnu và Shiva trong sự sáng tạo, duy trì sự sống và sự hủy diệt của vũ trụ.
Cửu Long/ VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người dân vớt được tượng nữ thần trị giá 7,5 tỷ đồng dưới sông Cổ Chiên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI