Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Ngắm 14 cao ốc mới đẹp nhất hành tinh
(20:18:49 PM 03/07/2014)
(Châu Á & Australia): One Central Park, Sydney, Australia
Thiết kế bởi: Ateliers Jean Nouvel và PTW Architects
Phần độc đáo nhất của tòa nhà cao 117m này là những mảng cây xanh được trồng bên ngoài, được dùng để tạo bóng mát và điều chỉnh ánh sáng mặt trời, nhằm tiết kiệm năm lượng.
(Châu Mỹ) Edith Green-Wendell Wyatt Federal, Portland, Oregon, Mỹ
Thiết kế bởi: Cutler Anderson Architects và SERA Architects
Cao 110m, tháp văn phòng này được cải tiến từ công trình gốc có từ năm 1970.
(Châu Âu): DeRotterdam, Rotterdam, Hà Lan
Thiết kế bởi: Office for Metropolitan Architecture
Cao 149m, DeRotterdam là tòa nhà đa năng lớn nhất tại Hà Lan. Ba tòa tháp được dùng cho thuê văn phòng, căn hộ, khách sạn, khu phòng họp, trung tâm mua sắm, nhà hàng và quán cà phê.
(Trung Đông và châu Phi): Tháp Cayan, Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Thiết kế bởi: Skidmore Owings & Merrill và Khatib & Alami
Cayan là tòa tháp chung cư xa xỉ với 75 tầng tại thành phố Dubai. Tòa nhà có hình xoắn ốc xoay 90 độ với chiều cao 306m, nhờ đó, không căn hộ nào bên trong có cùng hướng nhìn ra thành phố.
(Châu Mỹ - Vào vòng chung kết): The Point, Ecuador
Thiết kế bởi: Christian Wiese
Cao 136m, The Point là tháp văn phòng mới cao nhất tại Ecuador, và biểu trưng cho dòng nước của sông Guayas.
(Châu Á & Australia - Vào vòng chung kết): 8 Chifley, Sydney, Australia
Thiết kế bởi: Rogers Stirk Harbour Partners and Lippmann Partnership
Cao 140m, tòa nhà văn phòng này không chỉ có không gian làm việc gần gũi mà còn tạo thành một công viên bên dưới.
(Châu Á & Australia - Vào vòng chung kết): Abeno Harukas, Nhật
Thiết kế bởi: Takenaka Corporation
Cao 300m, Abeno Harukas là tháp văn phòng, khách sạn, trung tâm mua sắm cao nhất tại Nhật Bản. Nhưng điểm nổi bật nhất của công trình này là có không gian xanh với những hành lang rợp ánh mặt trời và sân thiết kế mở.
(Châu Á & Australia - Vào vòng chung kết): Ardmore Residence, Singapore
Thiết kế bởi: UN Studio và Architects 61 Private
Tòa nhà chung cư cao 135m này với kết cấu và hình dáng độc đáo cùng không gian xanh xung quanh.
(Châu Á & Australia - Vào vòng chung kết): Tháp FKI, Seoul, Hàn Quốc
Thiết kế bởi: Adrian Smith Gordon Gill Architecture và Chang-Jo Architects
Cao 245m, FKI là tòa tháp cao thứ 5 tại Seoul. Công trình có thiết kế bên ngoài đặc biệt, giúp giảm độ nóng/lạnh và cũng tận dụng năng lượng mặt trời.
(Châu Á & Australia - Vào vòng chung kết): Ideo Morph 38, Bangkok, Thái Lan
Thiết kế bởi: H. Engineer và Westcon Co., Ltd.
Ideo Morph 38 gồm 2 tháp chung cư cao 132m, với bề ngoài giống vỏ cây giúp tận dụng năng lượng mặt trời và nhiều cây xanh.
(Châu Á & Australia - Vào vòng chung kết): Tháp Jockey Club Innovation, Hong Kong
Thiết kế bởi: Zaha Hadid Architects và AD RG Architecture Design & Research Group; AGC Design.
Chỉ cao 71m, tháp Jockey Club Innovation là tòa nhà mới của đại học bách khoa Hong Kong. Công trình có sân thể thao cả bên trong và bên ngoài.
(Châu Á & Australia - Vào vòng chung kết): Sheraton Tai Lake Resort, Trung Quốc
Thiết kế bởi: MAD
Khách sạn cao 102m này có hình chiếc nhẫn với tất cả phòng ngủ có hướng nhìn ra hồ Nan Tai và thành phố.
(Châu Á & Australia - Vào vòng chung kết): The Interlace, Singapore
Thiết kế bởi: Office for Metropolitan Architecture và RSP Architects Sdn Bhd
Chung cư cao 93m này gồm nhiều tòa nhà xếp chồng lên nhau.
(Châu Á & Australia - Vào vòng chung kết): Wangjing SOHO, Bắc Kinh, Trung Quốc
Thiết kế bởi: Zaha Hadid Architects và China Construction Design International
Dự án Wangjing SOHO gồm các tòa tháp văn phòng cao 200m, được thiết kế thể hiện sự vận động không ngừng của “thành phố, mặt trời và gió” tại Bắc Kinh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.