Di sản xanh » Kiến trúc xanh
FPT có ăn cắp bản quyền tên phố có phụ đề ?
(16:35:34 PM 25/02/2012)
FPT khẳng định ý tưởng gắn phụ đề vào biển tên đường phố được học từ nước ngoài. Ảnh: Internet. |
Gần đây, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đăng tải thông tin Công ty Cổ phần FPT bị TS. Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, cáo buộc vi phạm bản quyền việc gắn biển tên có phụ đề trên các phố phường Hà Nội.
Trao đổi với phóng viên về khởi nguồn xung quanh ý tưởng gắn biển phụ đề tên phố, ông Lê Đình Lộc cho biết: Giữa năm 2010, trong không khí người dân Thủ đô Hà Nội và đồng bào cả nước sôi nổi triển khai các hoạt động văn hóa, xã hội hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, một nhóm cán bộ Công ty FPT đã khởi xướng và đề xuất thực hiện dự án “Gắn biển giới thiệu truyền thống lịch sử tên các đường, phố Thủ đô Hà Nội”. Dự án này được Công ty hết sức ủng hộ và đứng ra xin phép UBND TP HN để FPT tài trợ và tổ chức thực hiện dự án. Sau khi được UBNDTP Hà Nội chấp thuận cho triển khai thí điểm giai đoạn 1, nhóm dự án đã phối hợp với Sở Văn hóa TT và Du lịch Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội triển khai thực hiện. Dự án cũng nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn như nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc, nhà sử học Dương Trung Quốc và Tiến sĩ Nguyễn Thị Dơn. Đây là một dự án có ý nghĩa xã hội, phi thương mại hoàn toàn.Với dự án này, những người thực hiện mong muốn được góp phần giúp cho người dân Hà Nội cũng như các vị khách của Thủ đô hiểu rõ hơn về nguồn gốc và truyền thống lịch sử thông qua các biển chú thích tên đường phố của Thủ đô. Và đặc biệt hơn cả là góp phần giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, tăng thêm niềm tự hào cho những người dân đang sống và làm việc trên những con phố có truyền thống lịch sử hào hùng, những tuyến phố mang tên các danh nhân, anh hùng dân tộc đã lập nhiều công trạng đối với đất nước và Thủ đô Hà Nội.
Chia sẻ thêm về việc TS. Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, người đưa ra thông tin cáo buộc FPT ăn cắp bản quyền tác giả, đã đe dọa đưa vụ việc ra tòa, ông Lộc phủ nhận không có chuyện FPT vi phạm bản quyền.
Ông Lộc nói: "Chúng tôi mới nhận được thông tin này qua báo chí. Ý tưởng gắn biển giới thiệu tên đường, phố không phải là ý tưởng mới. Một số quốc gia trên thế giới như Đức, Pháp,… đã làm từ lâu. Nhóm cán bộ FPT đề xuất hoạt động này cũng học hỏi từ thực tiễn ở nước ngoài. Ngay như tại TP HCM cũng đã có hoạt động giới thiệu lịch sử tên đường phố, dưới hình thức in băng rôn và tờ phướn giới thiệu tên đường phố ở một số điểm. Nhóm dự án FPT rất tâm huyết với dự án này, dành rất nhiều thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn các nước, khảo sát thực địa hàng trăm tuyến phố ở Hà Nội để đưa ra một bản đề xuất chi tiết. Nhóm dự án cũng đã tiếp thu, điều chỉnh dự án theo ý kiến của nhiều chuyên gia và các sở ban ngành chức năng để có một đề án khả thi nhất. Bên cạnh đó, việc đề xuất của nhóm dự án FPT là một dự án xã hội hoàn toàn, không có mục đích quảng cáo cũng như thương mại.Trong quá trình thực hiện chúng tôi đều tuân theo những chỉ đạo và hướng dẫn sát sao của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc đô thị nhằm đảm bảo quy cách, thiết kế, nội dung…như đề án đã được UBND TP phê duyệt".
FPT cũng đã đưa thêm dẫn chứng về những hình ảnh mà FPT đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn các nước. FPT cho biết, các thành phố của Đức và Pháp, biển giới thiệu này được gắn dưới biển tên đường phố, ghi các nét chính về tiểu sử, sự nghiệp các danh nhân được đặt tên đường (ảnh dưới).
Đường phố tại Berlin.
Đường phố tại Hamburg. |
Còn tại Paris (Pháp), việc giới thiệu danh nhân được đặt tên đường được in ngay trong biển tên đường. Vì không dùng biển phụ nên việc giới thiệu danh nhân khá ngắn gọn, chủ yếu năm sinh, năm mất, nghề nghiệp…
Tên biển đường phố tại Paris "hao hao" giống với các tên biển đường phố có phụ đề đang được triển khai ở Hà Nội. |
Từ cuối tháng 1/2011, trên một số tuyến phố chính của Hà Nội như Lê Lai, Quang Trung, Phan Bội Châu, Lê Trạch, Trần Nguyên Hãn xuất hiện những biển tên đường phố có gắn phụ đề ghi rõ lại lịch của tuyến đường phố nhằm giới thiệu địa danh lịch sử gắn với tuyến phố (ghi chiến tích, lịch sử) hoặc giới thiệu các danh nhân lịch sử được lấy tên để đặt tên đường phố (ghi năm sinh, công trạng, ngày mất). Sáng kiến này được công bố của Công ty Cổ phần FPT.
Tuy nhiên, mới đây, nhiều phương tiện truyền thông đại chúng đã đăng tải ý kiến của ông Phạm Ngọc Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho rằng sẽ kiện Công ty FPT vì ăn cắp bản quyền tác giả của ông.
Theo ông Hùng, ông cùng nhà báo Phạm Thị Bích Thủy đã làm Đề án “Gắn biển phụ đề cho các tuyến phố Hà Nội”, với sự tư vấn và giúp đỡ của GS Phan Huy Lê, GS-TSKH Trần Tiêu, nhà sử học Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan.
Ngày 2/7/2010 Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4598/VPCP-KGVX thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội giao UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu giải quyết để Đề án được thực hiện.
Ngày 5/7/2010 Cục bản quyền thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả số 2018/2010/QTG cho ông Hùng và bà Thủy (giấy chứng nhận do Phó Cục trưởng Vũ Ngọc Hoan ký).
Tuy nhiên, do không nằm trong đề cương chương trình chào mừng đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng long - Hà Nội, cộng thêm lý do số biển và vị trí lắp đặt trên đường phố Hà Nội quá dày đặc, và các biển tên phố có phụ đề lại kết hợp cả quảng cáo có thể gây phản cảm, không phù hợp với quy định về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố, nên Đề án không được triển khai.
Ông Hùng đã giao cho người đại diện là ông Nguyễn Quang Ngọc – Giám đốc trung tâm tư vấn pháp luật thay mặt ông Hùng (đang đi công tác nước ngoài) để khởi kiện Công ty cổ phần FPT về việc ăn cắp bản quyền.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.