Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Độc đáo: Ngôi chùa tuyệt đẹp cạnh thác Bản Giốc 
(11:11:29 AM 14/12/2014)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi đến chùa Bản Giốc đã đánh giá cao việc T.Ư GHPGVN xây dựng chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc.
Chủ tịch nước khẳng định sự hiện diện của ngôi chùa tại Thác Bản Giốc góp phần nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc và sự bình yên, hữu nghị tại khu vực biên giới, đồng thời cũng thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Cao Bằng.
Chùa được khởi công ngày 15/6/2013 và sẽ khánh thành vào ngày 15/12/2014.
Chùa được xây dựng trên sườn núi với đầy đủ các hạng mục như: Tam quan, đền thờ vị anh hùng Nùng Trí Cao, lầu tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tam bảo, nhà tổ, nhà tăng xá, bãi đỗ xe và các công trình phụ khác.
Phía Bắc chùa giáp tỉnh lộ 211 và thác Bản Giốc; phía Nam tựa vào núi Phia Nhằm; phía Đông giáp với khu Resort Bản Giốc; phía Tây tiếp giáp khu dân cư xóm Bản Giốc.
Chùa được quy hoạch xây dựng theo đúng không gian, bố cục của một ngôi chùa Việt truyền thống, hướng chính của chùa có thể nhìn thấy toàn cảnh thác Bản Giốc.
Những hình ảnh về ngôi chùa:
Toàn cảnh chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc nhìn từ tỉnh lộ 211
Đường dẫn từ tam quan chùa lên lầu tượng Bồ tát Quan thế âm, tam bảo, nhà tổ.
Tam quan chùa nhìn từ tượng Bồ tát Quan thế âm
Phải mất 6 tháng để làm mặt bằng xây dựng chùa, trước khi xây chùa, diện tích nơi đây là 1 quả núi nhìn xuống thác Bản Giốc
Đứng từ lầu chuông có thể nhìn thấy thác Bản Giốc dưới chân núi
Tượng Bồ tát Quan thế âm được đặt tại chùa từ tháng 1/2014.
Những lan can bằng đã được vận chuyển từ Ninh Bình lên xây chùa
Đằng sau chùa còn có những luống đất để trồng rau xanh
Những người thợ giỏi từ Bắc Ninh đang gấp rút thi công chùa ở giai đoạn cuối trước khi khánh thành vào ngày 15/12 tới đây.
Toàn cảnh chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc nhìn từ trên cao. Đứng ở chùa có thể nhìn thấy thác Bản Giốc dưới chân núi
Một ngôi chùa đầu tiên trên mảnh đất biên cương phía bắc của Tổ quốc với khiến trúc của một ngôi chùa Việt truyền thống sẽ khánh thành vào ngày 15/12/2014
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
-
Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
-
Thành phố của những thác nước
-
Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
-
Dùng dằng Mã Pì Lèng
-
Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
-
Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
-
Công viên có thể tự di chuyển
-
Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
.jpg)