Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Di tích "Hành cung Long Bình" đang bị lãng quên
(08:54:35 AM 05/05/2012)
>>Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Di sản văn hóa ở Phú Yên
>>Cần bảo tồn di sản mộ táng "cổ" ở Phú Yên
>>Nâng cao ý thức cộng đồng bảo vệ môi trường danh thắng núi Đá Bia
Trụ cổng Hành Cung Long Bình bị cỏ cây chen lấn
Hành cung Long Bình là công trình kiến trúc nằm trong thành Long Bình, thuộc địa bàn khu phố Long Bình Đông, phường Xuân Phú, thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên). Địa điểm di tích cách thành phố Tuy Hòa khoảng 60 km về phía Bắc. Với chức năng chủ yếu là để dự phòng, chuẩn bị, dùng làm nơi dừng chân, nghỉ ngơi của vua khi tuần du ra khỏi kinh thành hoặc đi kinh lý, thị sát ở địa phương.
Ngoài ra, đây còn là nơi truyền và tiếp nhận chỉ dụ của vua, nơi tổ chức nhiều lễ nghi theo quy định của nhà nước phong kiến để khẳng định vương quyền của vị vua đang tại vị triều đại đó.
Qua khảo sát thực tế và dựa theo lời của nhân dân địa phương có thể xác định vị trí của thành Long Bình nằm trên một doi đất trải dài theo hướng Bắc Nam, cao hơn mặt ruộng ở phía Đông và phía Tây từ 2- 4m. Khu thành có hình chữ nhật, bốn mặt quay chính 4 hướng. Mặt tiền quay về hướng Nam, liền kề với làng mạc, kế đến là sông Tam Giang (cách khoảng 1km); mặt hậu quay về hướng Bắc, cách một khoảng ruộng là dãy núi Ông Định chắn ngang theo hướng Đông Tây.
Hành cung Long Bình là một công trình lớn, được thiết kế ở vị trí trung tâm của khu thành, quay mặt về hướng Nam. Những bộ phận kiến trúc chính của Hành cung gồm có toà chính điện, cổng vào và tường bao.
Ông Nguyễn Hữu An – Trưởng phòng nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh Phú Yên cho biết: “Vòng tường bao hành cung có hình gần vuông, tường bên trái có kích thước bằng tường bên phải và bằng 57m; tường mặt trước có kích thước bằng tường mặt sau (tính cả cổng tiền và cổng hậu) bằng 54m. Tường bao các mặt trước, sau và bên trái hiện còn phần đế, có độ cao từ 0,9-1,1m, dày 0,65m, được xây bằng đá, gạch, sử dụng chất kết dính là vôi, cát. Tường bên trái có chừa một cửa rộng 1,5m, tường sau chừa một cửa rộng 5m.
Cổng chính ở mặt tiền Hành cung rộng 12m, có dựng 4 trụ cổng để chia cổng này thành 3 lối đi, lối giữa dành cho vua đi rộng 3,8m, lối bên tả và bên hữu là lối đi của các quan văn võ rộng 2,4m. 4 trụ cổng hiện còn khá nguyên vẹn, có hình trụ tròn, độ cao và đường kính bằng nhau (cao 5m, đường kính thân trụ 0,6m), được trang trí kính cẩn, uy nghi với đề tài trang trí giống nhau trên cả 4 trụ. Đặc điểm trang trí trên mỗi trụ cổng có thể chia thành 3 phần chính: Phần gốc trụ, cao 1,8m, gồm nhiều bậc nấc, dán mảnh gốm (men trắng vẽ lam) để trang trí, dưới cùng (tiếp giáp với móng gạch đá) là đế hình bát giác (cao 0,8m, điểm phình ra rộng nhất có đường kính 0,9m), tiếp đến là gờ thắt rãnh rồi đến những nấc hình bát giác kích thước không đều nhau có dán mảnh gốm và nối tiếp nhau một cách hài hoà bởi những khoảng uốn cong không dán mảnh gốm. Phần thân trụ có đường kính 0,6m, cao 2,6m, trang trí rồng đắp nổi (bằng mảnh gốm và vôi cát) quấn quanh thân trụ, điểm đầu của thân trụ có đắp một gờ nổi. Phần đỉnh trụ trang trí hình búp sen, cao 0,6m. Trên đỉnh các trụ cổng, các góc tường bao, trước kia đều có đặt đèn lồng để thắp sáng vào ban đêm".
Người dân che bạt, bỏ vật liệu xây dựng trong khuôn viên di tích hành cung
Qua khỏi cổng là đến sân chầu, nơi tập trung làm lễ của các quan địa phương khi vua ngự hoặc trong các ngày lễ khác theo qui định của chính quyền đương thời. Phía Đông và phía Tây sân chầu có hai nhà phụ để các quan văn võ đến chuẩn bị, chỉnh đốn trang phục trước lúc làm lễ bái yết.
Ngôi chính điện trong hành cung hiện chỉ còn lại phần nền móng và một mảng tường ở vách Tây. Nền có diện tích 16m x 16m, được tôn cao hơn mặt bằng xung quanh 1,5m, lớp gạch đá xây ốp móng dày 0,8m. Mảng tường phía Tây bằng đá, độ cao còn lại từ 0,8-1,3m, dày 0,5m. Phía trước (mặt Nam) của nền móng có bậc cấp đi lên, cũng được chia thành ba lối đi bởi bốn dải phân cách trang trí rồng đắp nổi. Theo lời những người cao tuổi ở địa phương, nguyên trước toà chính điện hành cung có loại gỗ rất tốt, giữa toà nhà có xây bục cao, trên bục là ngai vua bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Nguyên trước, phía trước cổng vào hành cung có hồ sen hình mặt nguyệt để tôn thêm vẻ đẹp hài hoà cho công trình này. Hiện nay, hồ này đã bị san lấp để làm nhà dân. Tiếp theo hồ sen, cách cổng hành cung 50m là cột cờ, hiện đã bị sụp đổ, chỉ còn lại phần đế hình lục giác, mỗi cạnh 2,6m, cao 2,5m, xung quanh được ốp một lớp đá dày 0,8m, ở giữa đổ đất. Phía hậu, bên tả, bên hữu hành cung là những dinh thự, công sở làm việc của chính quyền phong kiến.
Hành cung là công trình kiến trúc quan trọng, có qui mô lớn nhất, bề thế nhất so với các công trình khác trong thành Long Bình. Di tích này có giá trị lớn về lịch sử - văn hoá và đã được UBND tỉnh Phú Yên cấp bằng công nhận di tích cấp tỉnh vào năm 2011, nhưng hiện tại công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích này còn nhiều bất cập.
Khuôn viên di tích cỏ mọc um tùm, một số diện tích bị người dân bao chiếm, có người còn căng bạt, che tôn trong khu đất trống làm nơi tạm trú trong lúc xây dựng nhà cửa. Cây cột, vật liệu xây dựng, tấm lợp bỏ ngổn ngang trong khu di tích nhìn rất mất mỹ quan. Những dấu tích vật chất hiện hữu trên mặt đất còn lại của Hành cung Long Bình như trụ cổng, tường thành cũng đang xuống cấp trước tác động của biến đổi khí hậu và cả sự thiếu ý thức của con người do chưa có sự quản lý di tích chặt chẽ.
Thiết nghĩ các cấp chính quyền địa phương và ngành chức năng cần có giải pháp kịp thời bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa Hành cung Long Bình, tránh xâm hại và sự xuống cấp của di tích rất có giá trị này để phục vụ công tác nghiên cứu về lâu dài, và nhu cầu tham quan tìm hiểu của nhân dân.
Hành cung Long Bình được chính quyền phong kiến Nam triều cho xây dựng và sử dụng trong thời gian từ những năm đầu của thế kỷ XX đến trước năm 1945 dưới các đời vua Thành Thái (1899-1907), Duy Tân (1907-1916), Khải Định (1916-1925), Bảo Đại (1926-1945). Trong thời gian ở ngôi, vua Bảo Đại đã hai lần đến Hành cung Long Bình vào năm 1933 và 1936. Trải qua thời gian và thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946, nên đến nay di tích này chỉ nhận biết và định vị được một số công trình qua phần nền móng còn lại; một số công trình khác chỉ còn lại dấu vết mờ nhạt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.