Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Đà Lạt: 3 nhà thờ tuyệt đẹp cho đêm Giáng sinh
(08:53:59 AM 22/12/2014)Dưới đây là những ngôi nhà thờ cổ giúp bạn cảm nhận trọn vẹn không khí giáng sinh ở thành phố Đà Lạt mờ sương.
Nhà thờ Con Gà
Giờ làm lễ các ngày trong tuần: 5h15 sáng, 17h15 chiều. Vào chủ nhật là 5h30, 7h và 8h30 sáng, chiều là 16h, 18h. Địa chỉ nhà thờ: 15 Trần Phú. Ảnh: Thanh Tuyết.
Chính tòa Thánh Nicôla Bari là nhà thờ lớn, cổ và đẹp nhất Đà Lạt, thường được người dân bản địa gọi thân mật là nhà thờ Con Gà do trên đỉnh tháp có hình một chú gà lớn.
Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu, cổ xưa nhất của thành phố do người Pháp xây dựng từ năm 1932, mất 10 năm để hoàn thành. Tháp chuông nhà thờ dài 65m, rộng 14m và cao 47m, là một điểm ngắm cảnh toàn thành phố hoàn hảo ở Đà Lạt. Một phần tường xung quanh được lắp bằng 70 tấm kính màu, mang dấu ấn độc đáo của kiến trúc châu Âu thời trung cổ.
Vào dịp Giáng sinh, bạn sẽ cảm nhận sự náo nhiệt đông đúc của tín đồ Công giáo cũng như du khách bốn phương tìm đến, chiêm ngưỡng sắc màu rực rỡ trong đêm.
Nhà thờ Mai Anh
Giờ làm lễ các ngày trong tuần: 17h tối, chủ nhật: 5h45 sáng, 16h30 chiều. Địa chỉ: số 1, Ngô Quyền. Ảnh: Thanh Tuyết.
Dù tên gọi chính thức là Domaine de Marie, người dân Đà Lạt vẫn quen gọi là Nhà thờ Mai Anh - tọa lạc trên ngọn đồi Mai Anh lộng gió - bởi ngọn đồi trước đây phủ đầy hoa mai anh đào.
Kiến trúc địa điểm này có nhiều khác biệt so với những nhà thờ phương Tây cổ điển như không có tháp chuông, hình dáng phần mái tựa nhà rông Tây Nguyên. Đây được xem là điểm nhấn đặc biệt và đẹp lạ so với nhà thờ cùng thời kỳ.
Toàn bộ công trình sơn màu hồng đậm, tôn lên sự uy nghiêm, cổ kính và dưới ánh bình minh hay hoàng hôn, nhà thờ như rực sáng tô điểm thêm nét rạng ngời bên ngọn đồi đầy sắc hoa mai anh đào.
Nhà thờ Cam Ly
Kiến trúc độc đáo kết hợp không gian văn hóa Tây Nguyên là nét mới lạ của Nhà thờ Cam Ly. Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Khuyến. Ảnh: Blogspot.
Nhà thờ Cam Ly còn có tên gọi Sơn Cước và là công trình Công giáo, chủ yếu dành cho người dân tộc thiểu số bản địa ở thành phố Đà Lạt tham gia lễ nguyện. Được xây dựng từ những năm 1960, đến năm 1968 công trình mới hoàn thành.
Nhà thờ được cách điệu từ những mái nhà rông của đồng bào Tây Nguyên, kết hợp hài hòa với kiến trúc phương Tây. Mái nhà cao hơn 15m gợi hình mũi tên vút cao lên không trung, mặt bên trông xa giống hình lưỡi búa khổng lồ nằm vắt ngang trời. Đó là hình ảnh các vũ khí thô sơ gắn liền đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào thiểu số.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.