Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Con đường uốn cong tuyệt đẹp ở Ý
(09:03:40 AM 09/09/2014)
Lịch sử của lối đi nhiều khúc uốn cong hình kẹp tóc này được xây dựng để kết nối ba khu vực; nhà tế bần San Giacomo thông qua khu vực vườn Augustus với khách sạn Marina Piccola. Con đường đi bộ Via Krupp được xây dựng từ giữa năm 1900 đến năm 1902.
Con đường được lát đá trông như vảy cá, có những đoạn dốc thẳng đứng khoảng 100 m, với những khúc cua tay áo tuyệt đẹp. Những khúc cua này được cắt và xây dựng trong đá quá gần nhau nên chúng gần như chồng lên nhau.
Con đường Via Krupp được mô tả như một tác phẩm nghệ thuật, do các khúc quanh gắt ở chỗ lên dốc của con đường thanh thoát, bố trí rất hài hoà với khuôn mặt vách đá. Hơn nữa, con đường đi bộ này còn khơi gợi cho du khách trí tưởng tượng phong phú.
Mỗi lần bước qua con đường lại mang đến cho người ta một cái nhìn khác nhau, một khung cảnh mới và luôn mang đến cho đôi mắt người viếng thăm một bữa tiệc thị giác hấp dẫn thực sự.
Con đường được nhà công nghiệp Đức, Friedrich và cũng là ông trùm thép ủy thác cho kỹ Emilio Mayer thiết kế và xây dựng vào đầu thế kỷ 20.
Friedrich Alfred Krupp rất yêu hòn đảo Capri của Ý, nơi mà ông trải qua vài tháng mỗi năm để nghỉ dưỡng tại khách sạn Quisisana. Ông đã đặt hai chiếc du thuyền Maya và Puritan ở hòn đảo Capri để tiêu khiển và cũng như theo đuổi sở thích của mình trong ngành hải dương học.
Krupp muốn xây dựng con đường để kết nối giữa khách sạn sang trọng nơi ông nghỉ dưỡng với khách sạn Marina Piccola, nơi con tàu nghiên cứu sinh học biển của ông neo đậu. Tuy nhiên, người ta lại khẳng định rằng Krupp xây dựng con đường với mục đích bí mật là viếng thăm hang động Fra Felice, một hang động được cho là đã diễn ra những cuộc truy hoan tình dục của thanh niên địa phương.
Khi vụ bê bối lộ ra, Krupp đã được yêu cầu rời khỏi nước Ý vào năm 1902. Một tuần sau khi rời khỏi hòn đảo xinh đẹp Capri, rời khỏi nước Ý, Krupp đã tự tử.
Từ năm 1976 đến năm 2008, Via Krupp đóng cửa không cho khách du lịch viếng thăm do sạt lở đất.
Con đường nổi tiếng đến nỗi mà trong thời gian đóng cửa vẫn có du khách lén lút men theo hàng rào bảo vệ chỉ để ngắm nó một lần. Để đảm bảo an toàn, người ta buộc phải xây dựng thêm những chiếc cổng lớn để ngăn chặn du khách lập lại điều tương tự. Ngày nay, những chiếc cổng đó vẫn còn tồn tại, hàng rào dỡ bỏ và con đường lại mở cửa bình thường cho du khách thoải mái viếng thăm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.