»

Thứ hai, 25/11/2024, 06:11:54 AM (GMT+7)

Chùa Trăm Gian xưa Tin ảnh

(07:50:33 AM 10/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội) được khởi dựng từ đời Lý Cao Tông (1176-1210) đã bị phá dỡ Nhà tổ và Gác khánh để xây lại mới trong những ngày cuối tháng 8 năm 2012 – thật quá đau xót cho một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.


Để thấy rõ hơn những giá trị quý báu của di tích chùa Trăm Gian, xin giới thiệu bài viết về ngôi chùa này trong cuốn “Chùa Việt Nam” của các tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự và Phạm Ngọc Long (1). Phần ảnh do nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Kự gửi.



Chùa có tên là Quảng Nghiêm tự, ở xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Xã Tiên Phương xưa kia là xã Tiên Lữ nên chùa này cũng thường được gọi là chùa Tiên Lữ. Sở dĩ chùa có tên là Trăm Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến 104 gian nhà.

 

Theo một số tài liệu, chùa được xây dựng từ thời Lý Cao Tông (1176-1210). Nhưng ngôi chùa lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều triều đại.

 

Chùa có 3 cụm kiến trúc chính. Cụm thứ nhất ở cửa vào, gồm 2 quán, trước đây dùng làm nơi đánh cờ người trong ngày hội. Gần đấy có ngôi nhà có tên là Giá Ngự, vì là nơi đặt kiệu “thánh” trong lễ rước thánh, đó cũng là nơi xem rối nước diễn trên hồ.

 

Cụm thứ hai là tòa gác chuông đẹp, có 2 tầng mái. Tầng trên treo quả chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794) có bài minh của tiến sĩ Trần Bá Lãm.

 

Qua các bậc đá có lan can chạm rồng, ta đến cụm kiến trúc thứ ba là ngôi chùa chính, gồm bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Chùa có hơn 150 pho tượng, phần lớn bằng gỗ, một ít đắp bằng đất. Đặc biệt ở gian giữa thượng điện có một bệ bằng đất nung đỏ hình khối chữ nhật, giống kiểu các bệ đá thời Trần.

 

Trên là đài sen, xung quanh trang trí nhiều hình động vật và hoa lá, bốn góc có hình chim thần Garuda. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệ này có niên đại thời Mạc. Trên bệ đặt các tượng Phật Tam thế.

 

Ở gian bên trái, phía dưới tượng Quan Âm tống tử, là tượng đô đốc Đặng Tiến Đông - một tướng lĩnh Tây Sơn mà sự tích được ghi lại trên khối bia vuông bốn mặt đặt ở bái đường. Bài bia do Phan Huy Ích soạn và Ngô Thì Nhậm nhuận sắc. Đây chỉ là một bản sao năm 1927, chép lại từ bài bia soạn năm 1794.

 

Gian bên phải là khám thờ “đức Thánh Bối” Nguyễn Bình An, vị thánh đã được thờ ở chùa Bối Khê. Tượng thánh làm bằng mây đan ngoài bọc vải phủ sơn.

 

Hai bên là dãy hành lang. Trong cùng là nhà thờ Tổ. Ở giữa còn có gác trống, treo một chiếc trống lớn và một khánh đồng đúc năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749).

-----------

(1). “Chùa Việt Nam” – In lần thứ tư. Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2012. Tác giả: Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long. Biên tập: Lê Văn Lan – Nguyễn Duy Chiếm.

Gác chuông (2007).
Tượng Quan Âm tống tử (giữa), đô đốc Đặng Tiến Đông (bên trái), Hà Quận công Đặng Thế Vinh (bên phải (2007).
Chùa Trăm Gian (1991).
La hán, phù điêu gỗ sơn (2007).
Hình cánh sen và hình động vật ở bệ tượng đất nung (2007).

 

(Nguồn: LĐCT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chùa Trăm Gian xưa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI