Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Thứ bảy, 18/01/2025, 12:11:54 PM (GMT+7)
Cần bảo vệ di tích bẫy đá Pinăng Tắc ở Ninh Thuận
(15:43:25 PM 03/05/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Nằm trong lâm phần của Vườn bảo tồn Quốc gia Phước Bình; Khu Di tích lịch sử cách mạng quốc gia: Bẫy đá Pinăng Tắc huyền thoại là nơi còn giữ được nhiều loài cây gỗ và nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm.
>> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ" >> Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản >> Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung >> Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
>>Tháp Chăm Ninh Thuận - Nét đẹp trường tồn trước tác động của BĐKH
Đường lên Phước Bình, huyện Bác Ái. Ảnh: Văn Miên (NTO)
Khu Di tích lịch sử cách mạng quốc gia: Bẫy đá Pinăng Tắc huyền thoại, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, thuộc thôn Hành Rạc 2, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Có độ cao khoảng gần 300 mét so với mặt nước biển và ở vào 11°59' vĩ độ Bắc, 108°46' kinh độ Đông.
Trên triền đèo Gia Túc, dựa vào địa thế hiểm trở một bên là vực sâu, một bên là núi cao. Anh hùng Pinăng Tắc, một người con của đồng bào dân tộc Raglai ở quê hương cách mạng Bác Ái, đã chỉ đạo cho quân du kích làm việc liên tục nhiều ngày đêm, lập được 17 chiếc bẫy đá liên hoàn trên đoạn đường dài hơn 500 mét. Phía dưới đoạn đường ông cho cắm chông, xa bẫy, mang cung tên tẩm độc để phục kích tiêu diệt giặc Mỹ xâm lược. Vào khoảng 10 giờ, ngày 10 tháng 8 năm 1961 ông Pinăng Tắc đã chỉ huy đoàn quân du kích phục kích giặc Mỹ trên đường đi tuần tiễu. Chờ cho chúng đến gần, quân du kích đồng loạt cho sập bẫy, đá trên núi cao đổ xuống, chúng hoảng hốt bỏ chạy thì lại bị tên ná bắn ra, đạp phải chông, mắc bẫy gài sẵn khiến cho cả trăm tên giặc phải bỏ mạng tại nơi này; những tảng đá núi tiêu diệt giặc năm xưa vẫn còn nằm ngổn ngang dọc lối đi. Từ chiến thắng vang dội của trận đánh này, người sáng tạo ra bẫy đá được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào năm 1965. Nhân dân trong vùng đã lấy tên của anh hùng Pinăng Tắc đặt tên cho bẫy đá; năm 1993, khu vực bẫy đá tại đèo Gia Túc đã được Bộ Văn Hóa – Thông tin công nhận Di tích lịch sử cách mạng quốc gia và Bảo tàng tỉnh đã dựng bia kỷ niệm chiến tích tại khu vực bẫy đá.
Di tích Bẫy đá Pinăng Tắc, huyện Bác Ái. Ảnh: Văn Miên (NTO)
Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Phước Bình tổng diện tích 19.814 ha. Trong đó có 16.041 ha rừng bảo vệ nghiêm ngặt; 3755 ha rừng phục hồi sinh thái; 18 ha khu hành chính, dịch vụ. Rừng Phước Bình có những sinh vật cảnh tự nhiên độc đáo tiêu biểu của hệ sinh thái núi cao với các kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim Á nhiệt đới và rừng thưa cây họ dầu tiêu biểu cho rừng khô hạn Ninh Thuận. Đây là khu bảo tồn sự đa dạng sinh học và tính nguyên vẹn của hệ sinh thái với 15 loài thực vật, 10 loài chim, 8 loài thú, 8 loài bò sát quý hiếm có giá trị trong nghiên cứu khoa học và bảo tồn tài nguyên di truyền. Thảm thực vật xanh ngút ngàn bao gồm các loài cây quý hiếm như pơ mu, gõ, hương, trắc. Đặc biệt, rừng vùng cao Phước Bình còn giữ được nhiều loài phong lan có hương sắc vào loại độc đáo của Việt Nam.
Phước Bình thuộc tiểu vùng khí hậu miền núi cao của khu vực tỉnh Ninh Thuận; chế độ mưa ở đây có đặc thù khác biệt so với vùng đồng bằng duyên hải khô hạn, do có vị trí địa lý gần với tâm mưa Hòn Bà. Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm ở mức khoảng 2000 mm/năm và ngày càng có nhiều những trận mưa rất to, kéo dài. Trong một số năm trở lại đây, do hệ quả của tình hình khai thác rừng đầu nguồn và việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường; làm cho khu vực Di tích bẫy đá Pinăng Tắc luôn bị đe doạ. Kể từ năm 1999 đến nay, năm nhiều, năm ít, nhưng năm nào cũng xảy ra hiện tượng sạt lở đất dọc tuyến đường, đặc biệt là khu vực đèo Gia Túc. Mặc dù đã được các ngành chức năng, cũng như chính quyền địa phương quan tâm, tổ chức gia cố vững chắc và thường xuyên duy tu bảo dưỡng.
Vị trí khu Di tích bẫy đá Pinăng Tắc. Xác định bằng Google earth
Hiện, khu Di tích lịch sử cách mạng quốc gia này vẫn có nguy cơ tiềm ẩn bị tàn phá do thiên tai cực đoan; trong bối cảnh biến đổi khí hậu, dẫn tới chế độ mưa có nhiều biến động; mức độ lũ quét, sạt lở đất xảy ra ngày một nhiều hơn…
Đặng Bình - Phan Hoàn (Trung tâm KTTV Ninh Thuận)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.