Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Buộc mây - nhà sàn độc đáo của dân tộc H’rê
(09:53:10 AM 22/08/2013)Người Hrê sống chủ yếu ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi (các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long) và tỉnh Bình Ðịnh (huyện An Lão), một số ít ở tỉnh Kon Tum (huyện Kon Plông). Mỗi làng người Hrê cư trú thường có khoảng vài chục ngôi nhà sàn. Nhà sàn của người Hrê được xây dựng quần tụ theo chiều ngang của triền chân đồi. Các ngôi nhà được bố trí theo từng lớp từ thấp đến cao.
Kiến trúc nhà sàn dân tộc Hrê
Người Hrê gọi làng của mình là plây, cách gọi này giống với cách gọi của các dân tộc Bana, Giarai,… Làng xóm Hrê được xây dựng dọc theo các con sông. Mặc dù tộc người Hrê cư trú trên địa vực rộng lớn của vùng núi rừng miền Tây Quảng Ngãi, song họ vẫn bảo lưu được tập quán xây dựng làng theo lối riêng của dân tộc mình.
Làng Hrê có chung những đặc điểm xây dựng theo địa hình cảnh quang, được bố trí kiến tạo ven theo triền chân đồi, cao ráo, quang đãng. Người Hrê luôn luôn chọn vị trí làng của họ ở về phía Đông, Tây hoặc phía Nam triền chân đồi. Họ lấy quả đồi nơi cư trú hoặc những dãy núi xung quanh để che chắn ngọn gió Bấc của mùa Đông khắt nghiệt. Làng luôn quay mặt về phía có gió nồm để được thoáng mát, đón ánh sáng mặt trời buổi sáng để đề phòng và trừ khử dịch bệnh.
Độc đáo kiến trúc nhà sàn dân tộc Hrê
Người Hrê ở nhà sàn, mặt nhà sàn cao hơn mặt đất trung bình một mét, vách dựng nghiêng phía trên ra ngoài, hai đầu dốc có hình hai sừng thú. Mỗi đầu sàn nhà đều có một khoảng không gian ngăn cách với trong nhà.
Người Hrê làm nhà vào thời gian tháng 8 và tháng 9 trong năm. Các loại gỗ rắn chắc như gỗ ké, gỗ mít… được ưa chuộng, dùng làm cột sàn, cột vách, kèo, trính. Người Hrê thường đốn cây gỗ vào ngày 29, 30 (âm lịch) của các tháng Hè và Thu, bởi vì trong thời điểm này nhựa thân trở nên ít, khiến cho các thớ gỗ không bị mối mọt phá hoại.
Thời gian để dựng hoàn thành một ngôi nhà sàn Hrê trong vòng từ 4 đến 6 ngày theo một số quy trình và thao tác nhất định.Người Hrêdựng 2 hàng cột sàn và cột vách. Sau đó,họ dựng bộ khung nhà gồm: gác trính, xà qua các đầu cột theo kiểu ngoài buộc dây mây, đồng thời gác tay kèo ở hai đầu hồi và gác đòn tay mái nằm theo chiều dọc của ngôi nhà. Vỏ mái gồm ron, mè kết cấu theo lối buộc nẹp ngang dọc song song nhau và được làm trước ở dưới mặt đất, sau đó đưa lên buộc vào các đòn tay mái để làm vỏ mái.
Một vấn đề quan trọng khác không thể không đề cập trong kết cấu kiến trúc nhà sàn của người Hrê là cách thức buộc mây để liên kết các bộ phận kiến trúc của ngôi nhà sàn. Họ tạo dựng sàn bằng hệ thống cây ngang dọc, có kết cấu với nhau hết sức chặt chec qua hệ thống dây buộc vào cột nhà và cột nâng nhà, sau đó mặt sàn được trải lớp giát sàn bằng tre ken mây phẳng phiu. Vách nhà được làm bằng tre đan phên ken dày, hoặc dùng cây rừng tròn, có đường kính 2- 2,4cm ghép sát vào nhau lấy dây mây buộc chặt.
Phương pháp liên kết bằng cách thức buộc mây là phương pháp phổ biến, độc đáo và là đặt trưng trong ngôi nhà sàn Hrê. Trên mái nhà của người Hrê còn có biểu tương hai cặp sừng trâu bằng rơm. Đặc điểm này làm nên nét đặc trưng rất riêng biệt trong văn hoá dựng nhà của người Hrê so với các dân tộc khác.
Nhà sàn là một trong những nét văn hóa rất đặc trưng, là một phần bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Hrê. Thế nhưng vài năm gần đây, do tác động của một số nguyên nhân, đồng bào dân tộc Hrê cũng đã và đang có xu hướng thoát ly dần với những cái nhà sàn truyền thống. Nhà trệt đã dần thay thế nhà sàn, bóng dáng nhà sàn trong các buôn làng Hrê theo đó cũng thưa dần.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.