Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Bảo tồn Cây Di sản là góp phần Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
(21:52:54 PM 02/06/2012)
TS. Nguyễn Ngọc Sinh - Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Ngày Môi trường Thế giới năm nay với thông điệp “Kinh tế Xanh – Có bao gồm chúng ta không?” diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh của Trái Đất về phát triển bền vững (RIO 20). Rio de Jenero của Braxin, nơi trước đây 20 năm đã vinh dự tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển, lại được chọn để làm lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới và cũng là để tiến hành Hội nghị RIO 20.
Mấy chục năm gần đây, cứ khoảng 5 năm một lần, thế giới lại xôn xao đón nhận một báo cáo tầm cỡ quốc tế về môi trường toàn cầu. “Tương lai chung của chúng ta” (năm 1987), “Cứu lấy Trái đất” (năm 1991), Báo cáo của Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) các năm 1997 và 2002, Báo cáo tầm nhìn Môi trường toàn cầu GEO4 và Báo cáo đánh giá thứ 4 của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (năm 2007) đều cho chúng ta thấy xu thế chung là xuống cấp của môi trường toàn cầu. Năm 2012 này, Quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đưa ra báo cáo “Hành tinh sống” khẳng định, sau 20 năm nỗ lực bảo vệ môi trường kể từ RIO – 92, môi trường của Trái Đất chẳng những không được cải thiện, mà đang trở nên tồi tệ hơn. Theo báo cáo của WWF, đến khoảng năm 2030 nhân loại phải cần tới 2 Trái Đất mới có thể đáp ứng được nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên.
Câu hỏi đặt ra là, liệu có phải chúng ta chỉ nói chứ không làm gì đúng nghĩa để bảo vệ môi trường, hay đã có những sai lầm mang tầm chiến lược nào trong lối sống của loài người, trong cách ứng xử với thiên nhiên của con người. Kinh tế xanh được đưa ra có thể là để bổ sung vào cả 2 nội hàm vừa nói. Theo UNEP, kinh tế xanh mang lại phúc lợi cho con người, công bằng cho xã hội, giảm những rủi ro về môi trường và sự đơn điệu về sinh học. Nền kinh tế xanh, khác với kinh tế “nâu” trước đây, là nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên thiên, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội. Theo cách hiểu này, kinh tế xanh, hay xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa loài người đến đích của phát triển bền vững. Muốn vậy, mỗi quốc gia phải nghiên cứu chuyển đổi mô hình và phương thức phát triển kinh tế cho phù hợp và phải có sự điều chỉnh kết cấu kinh tế.
Theo kết quả nghiên cứu bước đầu của Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, để có được nền kinh tế xanh ở Việt Nam, cần thực hiện hàng loạt những định hướng cơ bản.
Trước hết, về cơ chế chính sách cần tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nghề, ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên. Về nhận thức, cần tập trung tuyên truyền để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, từ lãnh đạo đến người dân, đến doanh nghiệp về nền kinh tế xanh. Tiếp đến, cần định hướng đầu tư mạnh mẽ cho khoa học công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên. Cần đổi mới một cách hợp lý quy hoạch sử dụng đất, cải cách lại hệ thống thuế tài nguyên và môi trường, xem xét lại các vấn đề liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái,…. Đối với hội nhập quốc tế, cần nghiên cứu vận dụng tốt các cơ hội đầu tư quốc tế và các thể chế tài chính liên quan, nhất là nguồn vốn đầu tư 2% GDP toàn cầu cho phát triển kinh tế xanh.
Cũng phải nhấn mạnh rằng, theo đóng góp của nhiều tổ chức và chuyên gia quốc tế, trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế xanh của Việt Nam, vai trò của khu vực tư nhân cần được đánh giá đúng mức, chú trọng đầy đủ. Những ý kiến đóng góp đều cho rằng, cần phải nhìn nhận và đánh giá cao hơn về tầm quan trọng của khu vực tư nhân, kể cả các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự vì nếu không có sự tham gia và đầu tư của khu vực này thì không thể thực sự bước vào con đường tăng trưởng xanh, không thể áp dụng sản xuất sạch hơn, cung cấp năng lượng xanh và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên như Chiến lược tăng trưởng xanh yêu cầu (Dự thảo Chiến lược này của Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa, ra dự kiến đến năm 2020 sẽ giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 2,5 đến 3%, giảm cường độ phát thải khí nhà kính khoảng 10-15% so với năm 2010).
Hiểu được kinh tế xanh và định hướng chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đã khó, nhưng làm thế nào để xác định được trách nhiệm của mình đối với vấn đề này còn khó hơn. Chính vì lẽ đó, thông điệp của Ngày Môi trường Thế giới năm nay nhấn mạnh vế thứ hai của vấn đề: Liệu bạn có nhận thấy mình phải làm gì cho kinh tế xanh không. “Bạn” ở đây là mỗi một con người, như một cá thể, nhiều con người trong cùng một tổ chức, một ngành, một vùng, một quốc gia và cả nhân loại. Trong phạm vi bài viết này, xin đề cập tới vai trò của một tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với kinh tế xanh – vai trò Họi Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (gọi tắt là VACNE).
Được thành lập từ năm 1988, gần 25 năm qua, VACNE đã tiến hành thành công nhiều hoạt động quan trọng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước. Với trên 160 hội viên tập thể và hàng chục vạn hội viên cá nhân, VACNE liên tục đưa ra các sáng kiến nhằm khơi dậy sức mạnh cộng đồng bảo vệ môi trường.
Suy cho cùng, các hoạt động của VACNE đều hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cụ thể hơn, đều hướng tới kinh tế xanh. Điển hình là sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam được VACNE phát động từ đầu năm 2010 nhân năm mở đầu của Thập kỷ Đa dạng sinh học của Liên hiệp quốc.
Theo tiêu chí của VACNE, Cây Di sản là những cây cổ thụ, có tuổi đời hàng trăm năm trở lên, có dáng đẹp, hùng vĩ, gắn liền với các giá trị sâu sắc về khoa học, về môi trường, văn hóa, lịch sử, dân tộc,…
Bảo tồn Cây Di sản tức là trực tiếp bảo tồn được nguồn gen đa dạng sinh học, cái vốn quý nhất của sự sống. Thông qua sự kiện này, ý thức bảo vệ môi trường của mọi tầng lớp nhân dân được nâng cao một cách rõ rệt, từ đó tiếp thu và phát triển nếp sống hài hòa gắn bó với thiên nhiên của ông cha, xây dựng cấc hành vi ứng xử với môi trường phù hợp. Việc tổ chức sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam cũng là cơ hội để tăng cường sự phối hợp hoạt động bảo vệ môi trường giữa cộng đồng với nhau, giữa cộng đồng với chính quyền và giữa trong nước và quốc tế như thực tế vừa qua đã cho thấy. Những điều vừa nói cũng lý giải được là tại sao, chỉ trong thời gian ngắn, cộng đồng và chính quyền nhiều địa phương đã hưởng ứng và tham gia sự kiện với nhiều sáng kiến không ngờ, làm cho sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam của VACNE thực sự đi vào cuộc sống.
Theo số liệu thống kê cho đến nay, trên 600 cây đã được đăng ký, 160 cây đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam với trên 30 loài cây quý. Đã có 30 tỉnh là thành phố có đơn đăng ký xin công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Cây Di sản đã có mặt ở bản Lũng Túng (Cao Bằng), ở Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), ở Điện Biên, ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Huế, Bình Định. Cho đến nay, các kỷ lục đã được ghi nhận là khá nhiều. Cây Di sản cao nhất là cây xa mu dầu ở VQG Pù Mát Nghệ An, cao trên 70m. Cây Di sản thân đơn có đường kính lớn nhất là Cây Tung ở Đắk Lắk, đường kính 6,5m, còn cây Đa ở Lào Cai có chu vi kỷ lục là 45m. Các Cây Di sản có tuổi cao nhất đang được ghi nhận ở Phú Thọ, nơi phả hệ ghi tuổi 2000 – 2100 năm đối với 2 cây Táu ở miếu Thiên Cổ Việt Trì. Những kỷ lục này sẽ luôn thay đổi vì nhiều địa phương đang làm thủ tục cho những cây cổ thụ còn nhiều tuổi hơn, cao hơn, to hơn và chắc chắn đều rất đẹp, rất hùng vĩ với nhiều ý nghĩa sâu xa về khoa học, môi trường, văn hóa, lịch sử,…
Kinh tế xanh – đương nhiên có bao gồm trách nhiệm của mỗi chúng ta. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, bằng những nỗ lực liên tục của mình, đang cố gắng cùng với cộng đồng cả nước hướng tới sự phát triển bền vững. Những việc làm có ích cho môi trường đều là những viên gạch đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững, lúc này là cho sự phát triển nền kinh tế xanh của đất nước. Đây cũng chính là cách hữu hiệu để ngăn chặn sự suy giảm chất lượng môi trường của Trái đất, tránh cho nhân loại một thảm họa môi trường có thể xảy ra trên phạm vi toàn cầu như nhiều dự báo đã đề cập.
Tháng 6/2012
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.