»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:38:35 PM (GMT+7)

12 giải pháp sống… trên nước Tin ảnh

(17:10:59 PM 18/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Trong vòng 100 năm qua, mực nước biển trên toàn thế giới đã tăng hơn 200 mm và có xu hướng sẽ tiếp tục tăng nữa do biến đổi khí hậu toàn cầu. Thực tế, theo kết quả một nghiên cứu gần đây cho thấy, mực nước biển có thể tăng thêm 165 mm vào năm 2100, đe dọa cuộc sống hàng triệu người ở các thành phố ven biển trên toàn thế giới.


Nắm bắt tình hình, nhiều công ty kiến trúc chủ động đưa ra những giải pháp bằng những thiết kế cơ sở hạ tầng nổi để con người có thể ung dung sống trên nước.

 


Chung cư nổi


Waterstudio đang bắt tay xây dựng Kinh Thành, khu chung cư nổi đầu tiên trên thế giới ở Hà Lan. Khu chung cư sẽ có 60 căn hộ sang trọng bọc trong nhôm và được kết nối với đất liền qua một cây cầu.

 


 Khu nhà cho người có thu nhập thấp


Vào năm 2050, khoảng 70% dân số thế giới sẽ sống ở các trung tâm đô thị. Trong khi đó, 90% các thành phố lớn lại nằm gần các bờ biển. Do đó, kiến trúc Kinh Thành cần xây dựng đủ để đáp ứng nhu cầu đó.


Tuy nhiên, 30% những người còn lại không đủ điều kiện sống trong khu chung cư cao cấp sẽ cần một “khu ổ chuột nổi”. Và Dhaka ở Bangladesh sẽ là nơi xây dựng “khu ổ chuột” đó đầu tiên trên thế giới.

 

Trường học nổi


Makoko, một trong những khu ổ chuột nghèo nhất của Nigeria, liên tục gặp khó khăn do lũ lụt. Dự kiến một trường nổi năng lượng mặt trời, sử dụng vật liệu từ 256 thùng nhựa tái chế sẽ được xây dựng tại đây. Công trình này do kiến trúc sư Kunle Adeyemi của công ty NLE thiết kế và xây dựng.

 


Nông trại thủy canh


Sealeaf là một hệ thống canh tác thủy canh nổi có khả năng cung cấp thực phẩm tươi sống mà không cần đất đai. Nó được thiết kế bởi Innovative Design Engineering.


Hệ thống sẽ được đặt dọc theo các tuyến đường thủy và kênh rạch với các không gian tự duy trì sự phát triển của các loại cây trồng của địa phương cũng như các loại thực phẩm nhập khẩu đắt tiền.

 

Cối xay gió


Rút kinh nghiệm từ thảm họa tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiich hồi tháng 3 năm 2011, Nhật Bản đang tìm kiếm giải pháp thay thế cơ sở hạ tầng năng lượng. Chính phủ đã mạnh tay đầu tư $226,000,000 trong một dự án xây dựng 140 tua bin gió trên mặt nước vào năm 2020. Dự kiến các tua bin nổi sẽ tạo ra năng lượng điện tương đương với một lò phản ứng hạt nhân.

 


Trang trại năng lượng mặt trời


Nhật Bản cũng đã xây dựng trang trại nổi năng lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới, nhà máy điện năng lượng mặt trời Mega Kagoshima Nanatsujima, bắt đầu hoạt động cuối tháng 10 ngoài khơi bờ biển phía tây nam của đảo Kyushu. Nhà máy điện 70MW dự kiến sẽ tạo ra đủ điện để cấp năng lượng cho 22.000 hộ gia đình và giảm phát thải khí nhà kính 25.000 tấn mỗi năm.


Đây cũng là một phần trong những nỗ lực của chính phủ Nhật Bản đầu tư  vào năng lượng sạch và tái tạo sau thảm họa Fukushima.

 


Nhà máy điện hạt nhân


Nga đang thúc đẩy hoàn thành dự án xây dựng nhà máy hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới vào năm 2019. Công ty Đóng tàu Baltiysky Zavod và công ty Năng lượng hạt nhân Quốc gia Rosenergoatom đang hợp tác để xây dựng nhà máy nổi Akademik Lomonosov. Nhà máy dự kiến sẽ tạo ra 70MW điện đủ để cung cấp nhiệt, điện và nước khử trùng cho 200.000 cư dân.

 


Trang trại thực vật phù du


Một trang trại ngập nước mang tên Bloom do công ty Sitbon Architectes thiết kế, dành cho việc phát triển thực vật  phù du và những sinh vật biển nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ CO2 từ môi trường.


Cấu trúc nổi hình cầu sẽ chứa bể cá lớn nuôi dưỡng thực vật phù du, những thực vật có khả năng hấp thụ khí CO2 và thải ra oxy thông qua quang hợp. Bên cạnh đó, những viên nang Bloom cũng sẽ lọc nước mặn thành nước sử dụng, theo dõi mực nước biển và cảnh báo nguy cơ sóng thần. Mặc dù vẫn còn nằm trên giấy nhưng Bloom là cấu trúc nổi đáng trông chờ trong tương lai.

 


Thành phố dưới nước


Nhà thiết kế London PhilPauley đã dành 2 thập kỷ qua để nghiên cứu, thiết kế Sub-Biosphere 2, một thành phố dưới nước tự duy trì. Thành phố bao gồm một trung tâm hỗ trợ Biome bao quanh bởi 8 quần xã sinh vật. Không khí trong lành, nước, thực phẩm và điện sẽ được “tự kiểm soát bằng áp suất khí quyển biến thể dưới biển sâu”. 100 cư dân trong thành phố này sẽ có đầy đủ thực phẩm từ hệ thống nuôi trồng và phát triển thủy canh.


Cấu trúc này sẽ bao gồm một tháp trung tâm 40 tầng trên mặt nước và 20 cơ quan xung quanh, trong đó 10 cơ quan nổi trên mặt nước và 10 cơ quan chìm dưới mặt nước.

 


Tàu nghiên cứu đại dương


Được mệnh danh làphiên bản của Trạm vũ trụ quốc tế, Biển Orbiter, một khái niệm do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp, Jacques Rougerie, đưa ra, bản chất là một phòng thí nghiệm nổi để nghiên cứu khí hậu,sinh vật biển vàt ài nguyên thiên nhiên. Mặc dù dự án chưa trở thành hiện thực nhưng vẫn đặt ra nhiều ý tưởng để phát huy trong tương lai.

 


Thuyền của ông Noah


Ý tưởng này do SerbiaAleksandarJoksimovic và Jelena Nikolic đưa ra nhằm xây dựng các tòa nhà chọc trời có thể cạnh tranh với eVolo 2012. Cấu trúc mới này sẽ có một bức tường cao đủ để chịu được biển động và sóng thần,trong khi tháp dưới nước sẽ hoạt động như đối trọng để tăng tính ổn định. Mặt khác, pin mặt trời và tua bin gió trên mặt nước sẽ thu hoạch năng lượng để tạo ra năng lượng cho các hòn đảo nổi, còn các tua bin dưới nước có thể nắm bắt năng lượng thủy triều. Tất cả năng lượng dưới nước sẽ được đưa vào san hô nhân tạo để khuyến khích sinh vật biển phát triển.

 


Nhà nổi


Thành phố Rotterdam của Hà Lan mong muốn trở thành thủ đô của thế giới về giảm khí thải CO2. Và do đó, một khởi đầu đầy tham vọng được tiến hành bằng cách xây dựng các gian hàng nổi, nguyên mẫu đầu tiên của cộng đồng của những ngôi nhà nổi.


Ngôi nhà nổi sẽ sưởi ấm và điều hòa không khí thông qua hoạt động của hệ thống năng lượng nước và năng lượng mặt trời. Cấu trúc này cũng thanh lọc nước riêng cho hệ thống ống nước và không gì không được sử dụng sẽ được thải ra một cách an toàn khi nó cập cảng. Dự kiến, 13.000 ngôi nhà sẽ hoàn thành vào năm 2040.

LÊ THỊ XUÂN TUYỀN/TMT (Theo discovery)
Từ khóa liên quan: 12, giải pháp, sống, trên nước
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 12 giải pháp sống… trên nước

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI