(Tin Môi Trường) - TMT giới thiệu phần 2 nội dung tham luận "Phân tích đánh giá hoạt động tư vấn và phản biện, giám định xã hội của Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam" của hai tác giả Nguyễn Ngọc Sinh và Nguyễn Đình Hòe - Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam (VACNE) tại Hội nghị giao ban các hội ngành toàn quốc của Liên hiệp hội KHKT Việt Nam năm 2017 vừa diễn ra tại Thái Bình ngày 10/11/2017.
>>Phân tích đánh giá hoạt động tư vấn và phản biện, giám định xã hội của Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam
Trong mọi hoạt động, bao gồm TV PBXH, VACNE luôn cố gắng duy trì theo thời gian
4. Một số phương thức TV PBXH của VACNE, lấy ví dụ thực hiện năm 2017
(i).Chú trọng thực hiện tốt các nhiệm vụ, đề án TV, PBXH
Hai năm gần đây, Hội huy động lực lượng các hội viên ở trung ương và địa phương tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đề xuất việc nâng cao vai trò cộng đồng và các tổ chức chính trị - xã hôi, xã hội - nghề nghiệp và các NGO trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng các mô hình và thoí quen sản xuất, tiêu dùng xanh, bền vững. Dự kiến sẽ đề xuất kiến nghị Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này.
(ii).Thường xuyên kết hợp tổ chức các hội thảo, tọa đàm để tập trung kiến nghị TV PBXH những vấn đề hội viên và cộng đồng quan tâm
Riêng trong năm 2017, VACNE đã thực hiện các hội thảo, tọa đàm sau:
- Hội thảo Thân thiện với môi trường Thủ đô ngày 9 tháng 5, phối hợp Liên hiệp hội Hà Nội;
- Tọa đàm bàn tròn Nhân ngày Đa dạng sinh học Quốc tế 22 tháng 5, phối hợp Tổng cục Môi trường và Tổng cục Lâm nghiệp;
- Tọa đàm An ninh môi trường ngày 16 tháng 8, phói hợp vói VOV và Trung tâm SOS Môi trường,thành viên của Hội;
- Hội thảo Đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Luật Thủy sản ngày 29 tháng 9;
- Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam lần thứ 8 ngày 13 tháng 10, lần đầu tổ chức từ năm 2008;
- Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường sơn lần thứ 7 ngày 19 tháng 10, lần đầu tổ chức từ năm 2010;
- Hôi thảo Bất cập trong sử dụng tài nguyên nước liên quan đến các quy định pháp luật và giải pháp khắc phục ngày 8 tháng 11;...
(iii).Cố gắng đáp ứng các yêu cầu bức xúc thường ngày về môi trường bằng cách lựa chọn và phân công các chuyên gia trả lời trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cả ở trung ương và các địa phương.
Hàng chục các chuyên gia đầu ngành của VACNE thường xuyên được phân công là "Phát ngôn viên" của Hội, chịu trách nhiệm tìm hiểu vấn đề, trao đỏi nội bộ với lãnh đạo Hội và chính thức nêu ý liến của Hội về các vấn đề "nóng", bức xúc mà các hội viên và cộng đồng quan tâm. Cần phải đáp ứng nhanh, nhưng bảo đảm khách quan, khoa học, độc lập. Không dễ thực hiện, cần thận trọng, nhưng linh hoạt tùy từng loại vấn đề.Năm 2017 vừa qua những vấn đề đó là Sơn Trà, Vĩnh Thuận, đồng bằng sông Cửu Long,...
(iv). Động viên hội viên viết bài, viết sách TV PB XH các vấn đề tài nguyên và môi trường, góp phàn nâng cao nhận thức cộng đồng
VACNE chưa khi nào tổng kết hết được các bài báo, báo cáo khoa học, tham luận,...có tính chất TV PBXH mà các hội viên đã viết. Tuy nhiên, VACNE cố gắng tổ chức biên soạn những ấn phẩm chung về những vấn đề quan trọng nhất, cố gắng mỗi năm 1 ấn phẩm mang tên Hội.
Năm 2017 có 3 ấn phẩm của VACNE là "Cây Di sản Việt Nam tập II" NXB Khoa học và Kỹ thuật , quý I; "An ninh môi trường" NXB KH&KT, tái bản lần thứ 3, quý III, và " Kinh tế xanh cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu", NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, quý IV.
Tổng hợp Các ấn phẩm chính của VACNE liên quan đế nhiệm vụ TV-PBXH
(1). Báo cáo tổng kết năm của VACNE
(2).Các kỷ yếu hội thảo do VACNE tổ chức
(3).Trương Quang Học (Chủ biên): Hỏi đáp về biến đổi khí hậu NXB KH&KT, Sự thật, tái bản nhiều lần
(4). Nguyễn Đình Hòe: Phản biện xã hội về thiên nhiên và môi trường. NXB KH&KT, Hà Nội. 2009, 2012
(5). Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh: An ninh môi trường, NXB KH&KT 2010, 2012, 2017
(6).Đặng Huy Huỳnh ( Chủ biên ): Cây Di sản Việt Nam. NXB KH&KT tập 1 năm 2015, tập 2 năm 2017
(7). Nguyễn Ngọc Sinh ( Chủ biên ): Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường sơn tập 1. NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ VN, 2011
(8). Nguyễn Danh Sơn ( Chủ biên): Kinh tế xanh cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. NXB Chính trị Quốc gia, 2017
(v). Tham gia đầy đủ các hoạt động TV PBXH của Liên hiệp hội Việt Nam, của các hội thành viên ở địa phương
Mặc dù thường bị gấp gáp về thời gian và không đủ những tài liệu cần thiết, VACNE luôn đáp ứng các yêu cầu của Liên hiệp hội Việt Nam về TV PBXH. Đối với các địa phương, VACNE và các tổ chức của mình luôn tham gia, phối hợp thực hịên các nhiệm vụ TV PBXH theo yêu cầu. Riêng năm 2017, VACNE đã tham gia TV PBXH ở Cao Bằng, Phú Thọ, Hải Phòng, Hà Nội, Khánh Hòa, Đắc Lắc, 1 số địa phương đồng bằng sông Cửu Long.
5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TV, PBXH CỦA VACNE
(i) Xây dựng và áp dụng Tư duy phản biện
Tư duy phản biện là một quá trình gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác về vấn đề đang xem xét nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác và đa diện của vấn đề. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác và đa diện của thông tin. Tư duy phản biện có thể phân biệt, nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan.
Trong lĩnh vực PBXH tư duy phản biện nhìn chung bao gồm một số kỹ năng sau đây:
- Làm rõ nội hàm bề nổi của ý tưởng hay thông tin;
- Phát hiện các nghịch lý trong một ý tưởng;
- Tìm ra các chiều ngầm, các giá trị ngầm, các quyền lực ngầm trong một ý tưởng;
- Tìm ra các mối liên hệ với ý tưởng nằm trong môi trường giao dịch của ý tưởng;
- Tìm ra các nhiễu lọan tất định hàm chứa mơ hồ trong một ý tưởng;
-Tìm ra phương án thay thế hay tình tiết bổ sung để hoàn thiện hơn cho một ý tưởng;
- Dự kiến các xung đột khi một ý tưởng được thực hiện và dự liệu giải pháp quản trị.
Tư duy phản biện giúp cho công tác PBXH đáp ứng hai yêu cầu chuyên ngành sâu và kiến thức liên ngành theo phương thức 2 trong 1. Đó là một thách thức mang tính thời đại vì các lĩnh vực khoa học ngày càng chuyên sâu. Thách thức đó lý giải tại sao PBXH là lĩnh vực gian nan, mặc dù thất bại không ít hơn thành công nhưng không thể không làm.
(ii). Phản biện xã hội cần có dũng khí
VACNE cho rằng, PBXH là trách nhiệm của người trí thức đồng thời là một trong những chức năng chính của Hội. Để thực hiện tốt trách nhiệm này đòi hỏi người trí thức ngoài năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, sự hiểu biết các quy định của pháp luật thì điều cần nhất là phải có bản lĩnh, có dũng khí. Hội nghị Trung ương 7 khoá X khẳng định: “Xây dựng đội ngũ trí thức là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị…”
Phản biện là sở trường, là lợi thế đặc biệt của lực lượng trí thức, nhất là trí thức khoa học công nghệ. Ai đó đã từng nói nếu khoa học không có chỗ đứng cho sự gian dối thì phản biện xã hội không có chỗ cho sự thỏa hiệp và vùng cấm nguy hiểm nhất là vùng không có tri thức.
Phản biện xã hội phải là sự tổng hòa các nguồn tri thức. Hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội của trí thức là hoạt động minh bạch, dân chủ, công khai, không có thỏa hiệp. Vậy nên, đòi hỏi đầu tiên của hoạt động tư vấn, phản biện là độc lập, khách quan, khoa học, trung thực.
(iii) PBXH là phản biện độc lập.
Độc lập là không phụ thuộc. Không phụ thuộc vào người hoặc tổ chức sử dụng tư vấn, quản lý về hành chính và cung cấp tài chính cho PBXH. PBXH với sự tập trung ý kiến sắc sảo của các chuyên gia và có sự tham gia rộng rãi của công dân thường làm rõ những yếu kém của các dự án cần PBXH, nhất là những dự án thiếu minh bạch. Mặc dù các cơ quan nhà nước (Bộ, Ngành hay tỉnh) lại chính là cơ quan cấp vốn cho Liên hiệp hội và các hội thành viên thực hiện các dự án PBXH, nhưng cần hiểu rằng, Hội luôn được đặt trong khuôn khổ luật pháp và sự lãnh đạo của Đảng, vì thế,hình thức hoạt động PBXH của hội là độc lập, khác với các cơ quan quản lí nhà nước.
(iv). PBXH cần được Thể chế hóa.
Trở ngại lớn nhất của công tác phản biện xã hội chính là tư cách pháp nhân xã hội của nó. Không có gì bắt buộc các dự án phải qua phản biện xã hội. Các Ban quản lý dự án không phải lúc nào cũng mặn mà với việc này và nếu không phải qua khâu này thì càng gọn. Các ý kiến phản biện được trình lên lãnh đạo thành phố và thông báo cho Ban quản lý dự án cũng chỉ là góp ý, tư vấn, còn có được sử dụng hay không lại là vấn đề khác.Để khắc phục tình trạng trên, công tác phản biện xã hội phải được thể chế hóa, tức là phải có một quyết định cụ thể của Chính phủ bắt buộc các dự án, công trình… có tổng kinh phí từ bao nhiêu tiền trở lên hoặc liên quan đến một địa bàn dân cư rộng bao nhiêu trở lên đều phải qua phản biện xã hội rồi mới được triển khai. Quyết định đó cũng quy định rõ trách nhiệm của đơn vị phản biện cũng như của Ban quản lý dự án được phản biện đối với các ý kiến phản biện.
(v) Mở rộng cơ chế tài chính cho hoạt động PBXH.
Nguồn kinh phí cho hoạt động này của VACNE chủ yếu được VUSTA và Tổng cục Môi trường Tài trợ. Nguồn tài chính này thường rất hạn hẹp khiến cho công tác PBXH bị hạn chế rất nhiều.. Một phần kinh phí vận động tài chính từ nguồn xã hội hóa (trong nước và quóc tế) đã tạo thêm nguồn lực cho công tác PBXH của VACNE. Nói chung sự khó khăn về tài chính luôn là vấn đề nan giải của VACNE, cần có cơ chế linh hoạt và phù hợp hơn.